Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 08/05/2018 02:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
NQ 26 thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh
Sau 10 năm thực hiện, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng 36,7% (đạt trên 11.900 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,52%; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 75 triệu đồng/ha. Tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2017 đạt trên 52,8%.
Nông thôn mới từ điểm xuất phát thấp nay có 115 xã đạt chuẩn, chiếm 50% tổng số xã (cao hơn bình quân cả nước 16,6%), không còn xã dưới 10 tiêu chí; 2 xã (Tượng Sơn và Tùng Ảnh) cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Kết cấu hạ tầng KTXH, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu được đầu tư xây dựng và lan tỏa cao.
Các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, VHXH, hình thức sản xuất, dịch vụ nông thôn thường xuyên đổi mới đã góp phẩn tăng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng chỉ rõ những tồn tại như: Quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp chưa đi vào chiều sâu về chất lượng và gia tăng giá trị; phát triển sản phẩm chủ lực gắn với tích tụ chậm; ứng dụng KHCN chưa được nhân rộng; công tác đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn còn chậm…
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là chiến lược phát triển KT-XH
Hà Tĩnh đặt mục tiêu tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Theo đó, tỉnh đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện NQ TƯ 7 Khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Tĩnh đã có những bước chạy đà vững chắc, là điểm sáng của cả nước trong quá trình thực hiện. Điều đó, nhờ vào hệ thống chính sách đồng bộ, bài bản, cụ thể bằng NQ 08- NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, thúc đẩy phát triển một cách mạnh mẽ trong toàn dân, tất cả các lĩnh vực. Trong đó, gắn thực hiện NQ với chính sách, có sự giám sát, đánh giá thường xuyên của HĐND các cấp nhằm phục vụ phát triển chung cũng như cân đối nguồn lực ở từng giai đoạn.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh- Nguyễn Thị Nữ Y
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đề nghị, việc tổng kết 10 năm thực hiện NQ phải đi vào thực chất, rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Theo đó, kiến nghị Quốc hội có nghiên cứu, sửa đổi và hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững và thực sự đi sâu vào đời sống.
Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Nguyễn Minh Sơn đánh giá cao những kết quả, cách làm hay của Hà Tĩnh trong việc thực hiện NQ 26 nhằm tạo chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn. Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội đề nghị tỉnh Hà Tĩnh bám sát chỉ đạo của BCĐ Trung ương để hoàn thiện báo cáo tổng kết. Trong đó, tập trung vào các kiến nghị, đề xuất, những bài học kinh nghiệm đúng với thực tiễn địa phương.
Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội đề nghị tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với nâng cao giá trị sản xuất. Nhất là tập trung chính sách, thu hút đối với công nghiệp chế biến; quan tâm đến môi trường nông nghiệp, thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Các kiến nghị của địa phương, BCĐ sẽ xem xét và bổ sung vào báo cáo tổng kết toàn quốc sắp tới.
Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn