Hé mở khoản tiền siêu khủng kích bất động sản

Hé mở khoản tiền siêu khủng kích bất động sản
Thông tin về nguồn tiền 500 tỷ đồng sẽ được giải ngân trong thời gian tới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều câu hỏi được đạt ra nguồn tiền này sẽ được lấy từ đâu và sẽ được sử dụng như thế nào ...
                           
 
Tại buổi hội thảo vừa được tổ chức gần đây, ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã tiết lộ về số vốn sẽ được giải ngân cho đầu tư công và dòng tiền này được kỳ vọng sẽ giúp kích thích thị trường bất động sản.

Ông Nam cho biết, trong kế hoạch từ nay đến cuối năm ngân sách nhà nước sẽ phải giải ngân lượng vốn khoảng 120.000 tỉ đồng trên tổng số 180.000 tỉ đồng. Số tiền này được đưa ra thị trường là rất tốt. Bên cạnh đó, sẽ có thêm nguồn vốn từ trái phiếu.

Hiện mới giải ngân 7.000 tỉ đồng, trong khi trong kế hoạch của năm 2012 phải giải ngân 45.000 tỉ, như vậy còn 38.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ sẽ giải ngân trong 7 tháng cuối năm. Ngoài ra còn 17.000 tỉ đồng đầu tư khác từ các nguồn viện trợ ODA... Tính tổng các khoản này, nguồn vốn phải giải ngân lên xấp xỉ 200.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch phải tăng trong năm 2012 là 15-17%. Vì vậy trong 7 tháng còn lại của năm, mỗi tháng phải tăng ít nhất 2%. Với mức tăng trưởng chỉ 14-15% sẽ tương đương 300.000 tỉ đồng.

Cộng cả 2 khoản này con số sẽ vào khoảng 500.000 tỉ đồng.

“Số tiền này tung ra thị trường sẽ có tác động rất lớn, góp phần phục hồi nền kinh tế” ông Nam nhấn mạnh.

Trước đó, ông Vũ Nhữ Thăng – Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, cụ thể hóa nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền lớn được Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, tổng số tiền sử dụng đất sẽ được giãn cho các doanh nghiệp khoảng 37.000 tỷ đồng. Tổng số tiền giãn thuế giá trị gia tăng 12.300 tỷ đồng.... Đồng thời, Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo trong dự toán 45.000 ngàn tỷ đồng. Đây là những khoản đã có trong dự toán 2011 tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng phải tạm dừng, chuyển sang năm 2012.

Theo đánh giá của ông Thăng, nếu lượng vốn này được giải ngân sẽ có cơ hội giúp khơi thông thị trường cho một số doanh nghiệp sản xuất như sắt, thép, xi măng.
 
Theo VNmedia