IMPP và IPSARD đồng hành cùng Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới
- Thứ sáu - 06/04/2012 22:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tham gia buổi làm việc, ngoài các thành viên của Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh, tư vấn IPSARD còn có đại diện văn phòng IFAD tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tùng và lãnh đạo dự án IMPP Hà Tĩnh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hả Tĩnh và các bên liên quan, ông Lê Đình Sơn đánh giá những kết quả mà dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh (IMPP) đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời trình bày nội dung xây dựng NTM của tỉnh và đề xuất 6 nội dung hợp tác trong xây dựng NTM. Các nội dung này sẽ được khảo sát trong thời gian sớm nhất để trình Chính phủ, UBND tỉnh và các Bộ ngành trung ương.
Sáu nội dung được đề xuất hợp tác gồm:
- Đổi mới công tác lập kế hoạch: Xây dựng bản kế hoạch phát triển KTXH cấp xã định hướng thị trường có sự tham gia của MoSEDP. Cụ thể là ban hành sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch xã trên cơ sở đề án và quy hoạch xây dựng NTM.
- Nhân rộng các mô hình về phát triển nông thôn: Tổng kết các bài học kinh nghiệp từ dự án IMPP và một số mô hình kinh tế thành công tại các xã trong toàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, nhân rộng và áp dụng vào chương trình xây dựng NTM của tỉnh.
- Đề xuất cơ chế chính sách cho tỉnh trong xây dựng NTM trên cơ sở kinh nghiệm từ dự án IFAD: Xây dựng bản đề xuất đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hướng xã hội hóa. Tổng kết các cơ chế, chính sách áp dụng trong dự án IMPP Hà Tĩnh (tín dụng, chuyển giao KHCN, đầu tư, đào tạo…), đánh giá khả năng áp dụng trong xây dựng NTM toàn tỉnh; xây dựng các bản đề xuất các chính sách, trên cơ sở đó tổ chức các buổi hội thảo về các đề xuất chính sách và hoàn thiện thành các văn bản phù hợp tham mưu cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo NTM Hà Tĩnh.
- Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) chương trình NTM: Trên cơ sở kinh nghiệm của Dự án IMPP, thực tiễn thực hiện chương trình NTM tại Hà Tĩnh, IPSARD phối hợp với IMPP và Văn phòng chỉ đạo NTM của tỉnh thiết lập hệ thống M&E, đề xuất UBND tỉnh triển khai chương trình đào tạo vè tập huấn cho cán bộ địa phương về công tác M&E.
- Xây dựng bản Đề án thực hiện về Nghị quyết Tam nông tại Hà Tĩnh trên cơ sở kinh nghiệm Dự án IFAD: Mục tiêu của Đề án là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn; phát triển các chuỗi ngành hàng chiến lược gắn với quy hoạch vùng và công cuộc xóa đói giảm nghèo của Hà Tĩnh. Đi cùng với đó là sự đổi mới dịch vụ công trong nông nghiệp như tín dụng, đào tạo, hợp tác công tư PPP. Công việc xây dựng bản Đề xuất sẽ bao gồm việc khảo sát hiện trạng toàn tỉnh về thể chế, ngành hàng, các thông tin cơ bản…
- Đối thoại chính sách: Đó là xây dựng kế hoạch đối thoại trên cơ sở thống nhất giữa IPSARD, IFAD Hà Nội, IMPP Hà Tĩnh và Ban chỉ đạo xây dựng NTM. Hà Tĩnh sẽ tổ chức đối thoại chính sách cấp Trung ương, đối thoại với người dân, với doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả và mang lại tối đa quyền lợi cho các bên tham gia.
Kết thúc buổi làm việc, ông Lê Đình Sơn khẳng định: “Thời gian qua, Hà Tĩnh đã thực hiện có hiệu quả Dự án IMPP và đây là cơ sở để triển khai các nội dung hợp tác giữa các bên đối với công cuộc xây dựng NTM tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.”
Theo Bản tin IMPP