Kon Tum tạo đột phá từ xây dựng nông thôn mới

Kon Tum tạo đột phá từ xây dựng nông thôn mới
Là tỉnh miền núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Kon Tum xác định để nâng cao dân trí và đời sống cho đồng bào,cần phải dựa vào nội lực, huy động cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.
Đến nay, qua 4 năm thực hiện, bộ mặt nông thôn tỉnh Kon Tum đã có sự khởi sắc rõ rệt. Toàn tỉnh có 3 xã: Hà Mòn, Đắk Mar (huyện Đắk Hà) và xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới; 12 xã đạt từ 11-18 tiêu chí, 9 xã đạt từ 5-10 tiêu chí.

Tỉnh Kon Tum luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Tại nhiều địa phương đã xuất hiện một số mô hình làm kinh tế giỏi; hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đời sống đồng bào nhờ vậy được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 15,8%.

Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện phòng, chống dịch bệnh

Với việc đầu tư chiều sâu cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là trong các lĩnh vực điện - đường - trường - trạm, 100% số xã ở Kon Tum đã có đường giao thông tới trung tâm xã. Tỷ lệ đồng bào được sử dụng nước sạch và sử dụng điện lưới quốc gia tăng mạnh, đạt từ 80 - 85%. Hầu hết các xã đã có trường học, trạm y tế khang trang, phục vụ nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào. 
 
Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Cầu treo Kon Klor qua sông Đăk Bla an toàn và thuận lợi hơn
Cà phê - cây xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh Kon Tum
Điện về các xã vùng sâu tỉnh Kon Tum
Nhà kiên cố mọc lên san sát ở xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà - xã đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới
Nuôi cá tầm mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kon Tum

 

Theo Văn Phương/dantocmiennui.vn