Lực lượng vũ trang Thanh Hóa Chọn nơi khó để xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 20/09/2012 20:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đại tá Phạm Văn Luân, Chính ủy Bộ CHQS Thanh Hóa cho biết: "Kinh nghiệm từ thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc đỡ đầu, giúp đỡ hộ gia đình, thôn bản khó khăn nên trước khi triển khai, thực hiện phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đề ra chương trình, chủ trương cụ thể, rõ ràng. Theo đó, ngoài việc tham gia có hiệu quả vào phong trào chung của địa phương, chúng tôi chỉ đạo mỗi cơ quan, đơn vị trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ một thôn bản khó khăn xây dựng nông thôn mới. Thường vụ Đảng ủy phát động mỗi cán bộ đóng góp một ngày lương, hạ sĩ quan - chiến sĩ mỗi người 20.000 đồng, số tiền này giao cho các cơ quan, đơn vị mua cây giống, vật nuôi, công cụ sản xuất tặng cho hộ gia đình đặc biệt khó khăn trong thôn bản. Ngoài ra tranh thủ thời gian, các đơn vị huy động lực lượng chủ động phối hợp với địa phương tham gia tu sửa, xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn bản...".
Bản Ôn, một trong những bản khó khăn của xã Phú Sơn được Ban CHQS huyện Quan Hóa chọn giúp đỡ xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 4 tháng thực hiện với sự nỗ lực của bà con địa phương và sự giúp sức của Ban CHQS huyện, bản Ôn đã đạt được 5/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một trong những tiêu chí được đánh giá tốt nhất là tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống giao thông được mở rộng bảo đảm theo quy định. Đặc thù bản Ôn, 100% là đồng bào dân tộc Thái nên trước đây việc thực hiện nếp sống, vệ sinh khoa học còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhờ sự tuyên truyền, trực tiếp giúp đỡ của LLVT huyện đến nay vệ sinh môi trường ở bản Ôn cơ bản bảo đảm tốt. Nhằm giúp bà con trong phát triển kinh tế, Ban CHQS huyện Quan Hóa đã chọn một số gia đình xây dựng các mô hình chăn nuôi trồng trọt để nhân rộng ra toàn bản. Trích số tiền cán bộ, chiến sỹ đơn vị quyên góp mua tặng gia đình ông Cao Văn Nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn một con bò giống và trực tiếp giúp gia đình cải tạo ao, vườn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá, trồng cây ăn quả. Ông Hà Văn Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn khẳng định: "Nhờ sự giúp đỡ của Ban CHQS huyện, không những giúp bản Ôn vươn lên trong cuộc sống, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới mà còn tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đối với địa phương chúng tôi. Từ mô hình bản Ôn đến nay các bản trong toàn xã đã có những phong trào, việc làm ý nghĩa như các hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm đường, tự giác đưa chuồng gia súc, công trình vệ sinh ra xa nhà ở và xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt..."
Tìm hiểu chúng tôi được biết, từ chủ trương hướng về vùng nghèo xây dựng nông thôn mới, các cơ quan, đơn vị thuộc LLVT Thanh Hóa đã trực tiếp đỡ đầu, giúp đỡ hơn 30 thôn bản khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, LLVT trong toàn tỉnh đã tham gia, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn làm mới, tu sửa hàng nghìn mét đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng và thu gom hàng triệu m3 rác thải... Trên cơ sở trách nhiệm của LLVT trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, chỉ trong một thời gian ngắn với sự góp sức của các cơ quan, đơn vị LLVT Thanh Hóa đã có nhiều công trình được hoàn thành, từng bước làm thay đổi diện mạo các vùng quê theo hướng tích cực.
Với phương châm "Phát huy nội lực là chính"; phù hợp với khả năng của từng cơ quan, đơn vị và tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí nên việc chọn một thôn bản khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ là cách làm hết sức thiết thực của LLVT Thanh Hóa. Thực tế với lực lượng và số tiền như vậy, một đầu mối đơn vị như Ban CHQS huyện mà đảm nhận giúp đỡ, hỗ trợ một xã thì hiệu quả đạt được sẽ không cao. Do vậy, chủ trương hướng về vùng nghèo để chung sức xây dựng nông thôn mới của Đảng ủy, Bộ CHQS Thanh Hóa là một trong những cách làm ý nghĩa, đạt hiệu quả thiết thực góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố Quốc phòng - An ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, nhất là các vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc khó khăn… Không chỉ vậy, đây chính là việc làm cụ thể của LLVT Thanh Hóa, tiếp tục thực hiện tốt chức năng Đội quân công tác của Quân đội; tiếp tục tôn vinh hình ảnh, phẩm chất cao quý của "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Phùng Ngọc Thăng
Bản Ôn, một trong những bản khó khăn của xã Phú Sơn được Ban CHQS huyện Quan Hóa chọn giúp đỡ xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 4 tháng thực hiện với sự nỗ lực của bà con địa phương và sự giúp sức của Ban CHQS huyện, bản Ôn đã đạt được 5/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một trong những tiêu chí được đánh giá tốt nhất là tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống giao thông được mở rộng bảo đảm theo quy định. Đặc thù bản Ôn, 100% là đồng bào dân tộc Thái nên trước đây việc thực hiện nếp sống, vệ sinh khoa học còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhờ sự tuyên truyền, trực tiếp giúp đỡ của LLVT huyện đến nay vệ sinh môi trường ở bản Ôn cơ bản bảo đảm tốt. Nhằm giúp bà con trong phát triển kinh tế, Ban CHQS huyện Quan Hóa đã chọn một số gia đình xây dựng các mô hình chăn nuôi trồng trọt để nhân rộng ra toàn bản. Trích số tiền cán bộ, chiến sỹ đơn vị quyên góp mua tặng gia đình ông Cao Văn Nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn một con bò giống và trực tiếp giúp gia đình cải tạo ao, vườn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá, trồng cây ăn quả. Ông Hà Văn Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn khẳng định: "Nhờ sự giúp đỡ của Ban CHQS huyện, không những giúp bản Ôn vươn lên trong cuộc sống, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới mà còn tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đối với địa phương chúng tôi. Từ mô hình bản Ôn đến nay các bản trong toàn xã đã có những phong trào, việc làm ý nghĩa như các hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm đường, tự giác đưa chuồng gia súc, công trình vệ sinh ra xa nhà ở và xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt..."
LLVT huyện Yên Định tặng bò giống cho hộ nghèo trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ảnh: Sỹ Đồng. |
Với phương châm "Phát huy nội lực là chính"; phù hợp với khả năng của từng cơ quan, đơn vị và tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí nên việc chọn một thôn bản khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ là cách làm hết sức thiết thực của LLVT Thanh Hóa. Thực tế với lực lượng và số tiền như vậy, một đầu mối đơn vị như Ban CHQS huyện mà đảm nhận giúp đỡ, hỗ trợ một xã thì hiệu quả đạt được sẽ không cao. Do vậy, chủ trương hướng về vùng nghèo để chung sức xây dựng nông thôn mới của Đảng ủy, Bộ CHQS Thanh Hóa là một trong những cách làm ý nghĩa, đạt hiệu quả thiết thực góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố Quốc phòng - An ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, nhất là các vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc khó khăn… Không chỉ vậy, đây chính là việc làm cụ thể của LLVT Thanh Hóa, tiếp tục thực hiện tốt chức năng Đội quân công tác của Quân đội; tiếp tục tôn vinh hình ảnh, phẩm chất cao quý của "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Phùng Ngọc Thăng
qdnd.vn