Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 28/02/2013 19:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Riêng trong năm 2012, Hội góp phần xây dựng được 2.767m đường bê tông nông thôn; làm mặt bằng xây dựng chợ trung tâm xã 700m2 với kinh phí 250 triệu đồng; xây dựng hệ thống điện tại khu vực chợ Đình Bích La 300 triệu đồng… Ngoài ra, nông dân còn đóng góp trên 500 triệu đồng xây dựng các thiết chế văn hóa, điện thắp sáng ở các tuyến đường trong khu vực dân cư, xây dựng cơ sở vật chất trường học. Các mô hình sản xuất hiệu quả cũng được các hội viên phát triển và nhân rộng, tiêu biểu như mô hình “Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích” đã có 93,3 ha, tăng 21% so với năm 2011. Phong trào chăn nuôi được đẩy mạnh, nhiều giống mới đưa vào áp dụng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao như mô hình nuôi lươn, bồ câu Pháp.
Ngoài nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, ngành nghề khác cũng được các hội viên thực hiện tốt. Đã có nhiều hội viên đầu tư vốn mua các máy móc, phương tiện vận chuyển hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, xây dựng như: máy gặt đập liên hợp 6 chiếc, máy cày 4 bánh 14 chiếc, ô tô tải 17 chiếc. Để tạo thêm điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã đã tín chấp với các ngân hàng cho nông dân vay trên 3 tỷ đồng (năm 2012), nâng tổng dư nợ do nông dân tín chấp lên 16,1 tỷ đồng…Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, Hội Nông dân xã Triệu Đông đã góp phần làm cho bộ mặt quê hương thêm khởi sắc, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên rõ nét.
Không riêng Hội Nông dân xã Triệu Đông, các cấp hội trên toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực góp sức thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Cụ thể, các cấp Hội Nông dân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị-xã hội ở địa phương và công tác hội. Hội đã tổ chức cho hội viên tham gia đóng góp ý kiến về công tác quy hoạch của địa phương như: quy hoạch tổng thể, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đất sản xuất…
Xác định rõ vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM, nhiều nông dân đã tự nguyện hiến đất để xây dựng trường học, bệnh xá, đường liên thôn, liên xã, đóng góp trên 2,5 tỷ đồng, 47.112 ngày công để xây dựng các công trình, làm mới và tu sửa trên 500 km đường giao thông nông thôn, nâng cấp 215 km kênh mương nội đồng, 20 cầu cống…để tạo điều kiện cho người dân đi lại và trao đổi hàng hoá. Tham gia xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở nông thôn, hưởng ứng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của từng địa phương.
Đến nay, đã có trên 82% gia đình nông dân được công nhận đạt chuẩn văn hoá. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên tại các địa phương như: hội thi ẩm thực nông dân, tiếng hát đồng quê, giải bóng chuyền Bông lúa vàng, giải bóng đá nông dân, đua thuyền truyền thống…tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong nông dân, nông thôn.
Trên lĩnh vực sản xuất, Hội Nông dân tỉnh chú trọng hướng nông dân xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Qua đó, Hội đã liên kết với Công ty Máy động lực chuyển giao hàng ngàn máy nông nghiệp, máy gặt đập liên hợp cho nông dân với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Tập trung thực hiện đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các HTX, các trang trại, doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các vùng nông thôn. Hội đã tham gia dạy nghề cho trên 3.500 học viên/năm, giới thiệu việc làm cho trên 1.500 lao động và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho trên 65.000 lượt người, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương đổi thửa dồn điền, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
Bên cạnh đó, Hội cũng đã liên kết với các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng tín chấp hỗ trợ nông dân vay vốn để mua vật tư, phân bón, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, các kênh dư nợ qua tổ chức Hội là trên 630 tỷ đồng, từ nguồn vốn này góp phần giúp nông dân các địa phương tập trung phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả thực hiện các phong trào nông dân cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần củng cố và hình thành quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm nhiều gương làm ăn giỏi, các mô hình sản xuất hàng hoá mới ra đời…Toàn tỉnh hiện có 21.969 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi các cấp, mỗi năm bình quân tăng 3%, các vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cà phê đã hình thành và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhiều vùng nuôi tôm ven biển, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi an toàn sinh học cũng đã hình thành.
Bên cạnh đó, hội đã thực hiện tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân chú trọng phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từ đó chuyển đổi thành công 276 HTX từ mô hình sản xuất cũ và thành lập mới 78 HTX hoạt động có hiệu quả, thực sự đóng vai trò “bà đỡ” của nông dân. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cũng chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng các mô hình điểm về cấp nước sạch, công trình vệ sinh, hầm khí sinh học Biôgas…Bảo vệ rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất bằng việc sử dụng chế phẩm E.M.
Để giúp nông dân tiếp cận thông tin, quảng bá sản phẩm…, Hội đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Sở Khoa học & Công nghệ tập huấn chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin đến mỗi hội viên. Nhờ vậy, đã có rất nhiều gia đình hội viên kết nối và sử dụng mạng internet. Tích cực vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Các cấp hội đã tổ chức được gần 50.000 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trên 85 ngàn hội viên, nông dân; hoà giải thành công trên 3.000 vụ việc…Với những hoạt động thiết thực trên, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập hợp được 82.887 nông dân vào hội, xây dựng và củng cố tổ chức vững mạnh về mọi mặt. Hàng năm, có trên 75% cơ sở hội đạt tiêu chí trong sạch, vững mạnh.
Để tiếp tục tham gia hiệu quả vào Chương trình MTQG xây dựng NTM, trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Đán, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Hội sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; chuyển giao tiến bộ KHKT, cơ giới hoá sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trong tổ chức sản xuất, tiếp tục vận động hội viên tham gia những mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là kinh tế hợp tác, tổ hợp tác. Để tạo thêm điều kiện cho nông dân tập trung phát triển sản xuất, Hội sẽ phối hợp với các Ngân hàng để tín chấp cho nông dân vay vốn; đẩy mạnh công tác hỗ trợ nông dân vay vốn, vật tư nông nghiệp, cây con giống phục vụ sản xuất, góp phần xây dựng NTM…”.
Lễ phát động phong trào nông dân Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới - Ảnh: T.D |
Ngoài nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, ngành nghề khác cũng được các hội viên thực hiện tốt. Đã có nhiều hội viên đầu tư vốn mua các máy móc, phương tiện vận chuyển hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, xây dựng như: máy gặt đập liên hợp 6 chiếc, máy cày 4 bánh 14 chiếc, ô tô tải 17 chiếc. Để tạo thêm điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã đã tín chấp với các ngân hàng cho nông dân vay trên 3 tỷ đồng (năm 2012), nâng tổng dư nợ do nông dân tín chấp lên 16,1 tỷ đồng…Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, Hội Nông dân xã Triệu Đông đã góp phần làm cho bộ mặt quê hương thêm khởi sắc, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên rõ nét.
Không riêng Hội Nông dân xã Triệu Đông, các cấp hội trên toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực góp sức thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Cụ thể, các cấp Hội Nông dân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị-xã hội ở địa phương và công tác hội. Hội đã tổ chức cho hội viên tham gia đóng góp ý kiến về công tác quy hoạch của địa phương như: quy hoạch tổng thể, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đất sản xuất…
Xác định rõ vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM, nhiều nông dân đã tự nguyện hiến đất để xây dựng trường học, bệnh xá, đường liên thôn, liên xã, đóng góp trên 2,5 tỷ đồng, 47.112 ngày công để xây dựng các công trình, làm mới và tu sửa trên 500 km đường giao thông nông thôn, nâng cấp 215 km kênh mương nội đồng, 20 cầu cống…để tạo điều kiện cho người dân đi lại và trao đổi hàng hoá. Tham gia xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở nông thôn, hưởng ứng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của từng địa phương.
Đến nay, đã có trên 82% gia đình nông dân được công nhận đạt chuẩn văn hoá. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên tại các địa phương như: hội thi ẩm thực nông dân, tiếng hát đồng quê, giải bóng chuyền Bông lúa vàng, giải bóng đá nông dân, đua thuyền truyền thống…tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong nông dân, nông thôn.
Trên lĩnh vực sản xuất, Hội Nông dân tỉnh chú trọng hướng nông dân xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Qua đó, Hội đã liên kết với Công ty Máy động lực chuyển giao hàng ngàn máy nông nghiệp, máy gặt đập liên hợp cho nông dân với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Tập trung thực hiện đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các HTX, các trang trại, doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các vùng nông thôn. Hội đã tham gia dạy nghề cho trên 3.500 học viên/năm, giới thiệu việc làm cho trên 1.500 lao động và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho trên 65.000 lượt người, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương đổi thửa dồn điền, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
Bên cạnh đó, Hội cũng đã liên kết với các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng tín chấp hỗ trợ nông dân vay vốn để mua vật tư, phân bón, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, các kênh dư nợ qua tổ chức Hội là trên 630 tỷ đồng, từ nguồn vốn này góp phần giúp nông dân các địa phương tập trung phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả thực hiện các phong trào nông dân cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần củng cố và hình thành quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm nhiều gương làm ăn giỏi, các mô hình sản xuất hàng hoá mới ra đời…Toàn tỉnh hiện có 21.969 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi các cấp, mỗi năm bình quân tăng 3%, các vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cà phê đã hình thành và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhiều vùng nuôi tôm ven biển, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi an toàn sinh học cũng đã hình thành.
Bên cạnh đó, hội đã thực hiện tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân chú trọng phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từ đó chuyển đổi thành công 276 HTX từ mô hình sản xuất cũ và thành lập mới 78 HTX hoạt động có hiệu quả, thực sự đóng vai trò “bà đỡ” của nông dân. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cũng chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng các mô hình điểm về cấp nước sạch, công trình vệ sinh, hầm khí sinh học Biôgas…Bảo vệ rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất bằng việc sử dụng chế phẩm E.M.
Để giúp nông dân tiếp cận thông tin, quảng bá sản phẩm…, Hội đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Sở Khoa học & Công nghệ tập huấn chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin đến mỗi hội viên. Nhờ vậy, đã có rất nhiều gia đình hội viên kết nối và sử dụng mạng internet. Tích cực vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Các cấp hội đã tổ chức được gần 50.000 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trên 85 ngàn hội viên, nông dân; hoà giải thành công trên 3.000 vụ việc…Với những hoạt động thiết thực trên, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập hợp được 82.887 nông dân vào hội, xây dựng và củng cố tổ chức vững mạnh về mọi mặt. Hàng năm, có trên 75% cơ sở hội đạt tiêu chí trong sạch, vững mạnh.
Để tiếp tục tham gia hiệu quả vào Chương trình MTQG xây dựng NTM, trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Đán, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Hội sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; chuyển giao tiến bộ KHKT, cơ giới hoá sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trong tổ chức sản xuất, tiếp tục vận động hội viên tham gia những mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là kinh tế hợp tác, tổ hợp tác. Để tạo thêm điều kiện cho nông dân tập trung phát triển sản xuất, Hội sẽ phối hợp với các Ngân hàng để tín chấp cho nông dân vay vốn; đẩy mạnh công tác hỗ trợ nông dân vay vốn, vật tư nông nghiệp, cây con giống phục vụ sản xuất, góp phần xây dựng NTM…”.
Phan Thắm Sưu tầm:baoquangtri.vn