Nhân tố con người trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ hai - 22/09/2014 05:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhân dân xã Vũ Ninh (Kiến Xương) tích cực đóng góp sức người, sức của làm đường giao thông nội đồng. Ảnh: Minh Đức |
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mang lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân ta. Thành quả của cách mạng là một cuộc đổi đời của người dân đất Việt. Công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay chính là cuộc cách mạng thứ hai nhằm từng bước thay đổi thói quen của chúng ta về một nông thôn truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa nước từ phương thức sản xuất - sinh hoạt, phong cách ứng xử, cả trong nếp nghĩ - cách sống định hình sau hàng ngàn năm lịch sử, sau những thăng trầm của tự nhiên, xã hội và con người. Có những truyền thống tốt đẹp đã được đúc kết và phải được kế thừa, phát triển hơn lên. Ví như lòng yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm tính cố kết cộng đồng trong chống thiên tai, giặc ngoại xâm. Cũng có không ít điều phải đổi thay cho phù hợp với thời đại, với nhân loại.
Trên cơ sở bộ tiêu chí về nông thôn mới mang tính tổng thể, từ quy hoạch, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa - xã hội, thiết chế chính trị... nông dân nhiều nơi hăng hái, tích cực hưởng ứng dồn điền đổi thửa, hiến đất, đóng góp sức người, sức của làm đường giao thông nông thôn. Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách: tiết kiệm 10% chi ngân sách, hỗ trợ xi măng làm đường; xã hội hóa, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp nước sạch, xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn... Một số xã điểm hoặc không phải điểm nhưng nỗ lực tự phấn đấu đã về đích, đạt chuẩn nông thôn mới và được tỉnh công nhận. Công cuộc này còn lắm gian nan. Song, vấn đề mà bài viết này đề cập tới là xây dựng con người của nông thôn mới. Suy cho cùng, chúng ta xây dựng nông thôn mới là vì con người, nông thôn mới sẽ tạo môi trường để con người phát triển tốt hơn, sống hạnh phúc hơn cả về vật chất và tinh thần. Ðiều quan trọng, lớn lao nhất là giúp phá bỏ xiềng xích của lối tư duy bảo thủ của người sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. Ðồng thời, cũng là thay đổi lối sống khép kín, bó mình, bảo thủ trì trệ, ngại sợ đổi mới, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Nông thôn mới tạo môi trường để con người sống, làm việc và ngày càng hòa nhập với cộng đồng hơn với một quan niệm cộng đồng mở không bó hẹp trong lũy tre làng.
Con người của nông thôn mới sẽ dần dứt bỏ lề thói cũ, năng động sáng tạo hơn, mong muốn làm cái mới, hiệu quả hơn. Không chỉ làm theo mà họ còn mạnh dạn đi trước, đi tắt đón đầu. Con người của nông thôn mới không chỉ lo phát triển kinh tế, đời sống vật chất mà còn chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, an ninh xã hội. Họ ý thức sâu sắc hơn về tính phụ thuộc, ràng buộc của môi trường, thị trường, của cộng đồng xã hội từ việc nhỏ tới việc lớn. Nhưng, mặt khác điều đó cũng làm giảm bớt tính ỷ lại, dựa dẫm. Họ muốn vươn lên, tự khẳng định mình, tạo dựng chân giá trị của chính bản thân mình trong cộng đồng, trong cuộc sống. Và, quan trọng nhất, họ là nhân vật trung tâm, làm chủ nông thôn mới. Cùng với sự giúp sức, hỗ trợ của cộng đồng, họ sẽ tạo dựng nên một nông thôn mới mạnh giàu, dân chủ, kỷ cương, văn minh, hạnh phúc, thân thiết với môi trường; lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Chúng ta phải tiếp tục làm rõ, khắc sâu mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của việc xây dựng nông thôn mới; mô hình - thiết chế của nông thôn mới mà chúng ta xây dựng, thông qua các kênh tác động, hội họp thôn làng, đoàn thể, thông tin đại chúng; trường lớp nội ngoại khóa; văn hóa thông tin sân khấu hóa. Công việc xây dựng nông thôn mới đang từ tự phát thành tự giác. Con người của nông thôn mới thông qua lao động mà cải tạo, đổi mới chính mình, từ đó khẳng định, phát huy vai trò chủ nhân của nông thôn mới mà chúng ta dựng xây.
Trên cơ sở bộ tiêu chí về nông thôn mới mang tính tổng thể, từ quy hoạch, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa - xã hội, thiết chế chính trị... nông dân nhiều nơi hăng hái, tích cực hưởng ứng dồn điền đổi thửa, hiến đất, đóng góp sức người, sức của làm đường giao thông nông thôn. Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách: tiết kiệm 10% chi ngân sách, hỗ trợ xi măng làm đường; xã hội hóa, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp nước sạch, xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn... Một số xã điểm hoặc không phải điểm nhưng nỗ lực tự phấn đấu đã về đích, đạt chuẩn nông thôn mới và được tỉnh công nhận. Công cuộc này còn lắm gian nan. Song, vấn đề mà bài viết này đề cập tới là xây dựng con người của nông thôn mới. Suy cho cùng, chúng ta xây dựng nông thôn mới là vì con người, nông thôn mới sẽ tạo môi trường để con người phát triển tốt hơn, sống hạnh phúc hơn cả về vật chất và tinh thần. Ðiều quan trọng, lớn lao nhất là giúp phá bỏ xiềng xích của lối tư duy bảo thủ của người sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. Ðồng thời, cũng là thay đổi lối sống khép kín, bó mình, bảo thủ trì trệ, ngại sợ đổi mới, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Nông thôn mới tạo môi trường để con người sống, làm việc và ngày càng hòa nhập với cộng đồng hơn với một quan niệm cộng đồng mở không bó hẹp trong lũy tre làng.
Con người của nông thôn mới sẽ dần dứt bỏ lề thói cũ, năng động sáng tạo hơn, mong muốn làm cái mới, hiệu quả hơn. Không chỉ làm theo mà họ còn mạnh dạn đi trước, đi tắt đón đầu. Con người của nông thôn mới không chỉ lo phát triển kinh tế, đời sống vật chất mà còn chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, an ninh xã hội. Họ ý thức sâu sắc hơn về tính phụ thuộc, ràng buộc của môi trường, thị trường, của cộng đồng xã hội từ việc nhỏ tới việc lớn. Nhưng, mặt khác điều đó cũng làm giảm bớt tính ỷ lại, dựa dẫm. Họ muốn vươn lên, tự khẳng định mình, tạo dựng chân giá trị của chính bản thân mình trong cộng đồng, trong cuộc sống. Và, quan trọng nhất, họ là nhân vật trung tâm, làm chủ nông thôn mới. Cùng với sự giúp sức, hỗ trợ của cộng đồng, họ sẽ tạo dựng nên một nông thôn mới mạnh giàu, dân chủ, kỷ cương, văn minh, hạnh phúc, thân thiết với môi trường; lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Chúng ta phải tiếp tục làm rõ, khắc sâu mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của việc xây dựng nông thôn mới; mô hình - thiết chế của nông thôn mới mà chúng ta xây dựng, thông qua các kênh tác động, hội họp thôn làng, đoàn thể, thông tin đại chúng; trường lớp nội ngoại khóa; văn hóa thông tin sân khấu hóa. Công việc xây dựng nông thôn mới đang từ tự phát thành tự giác. Con người của nông thôn mới thông qua lao động mà cải tạo, đổi mới chính mình, từ đó khẳng định, phát huy vai trò chủ nhân của nông thôn mới mà chúng ta dựng xây.
Nguồn: baothaibinh.com.vn