Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi góp phần xây dựng nông thôn mới
- Chủ nhật - 03/06/2012 10:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ 4 năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định sự đóng góp quan trọng của các phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong tiến trình xây dựng nông thôn mới của nước ta. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, xây dựng nông thôn mới là “Lấy nông thôn làm địa bàn, lấy nông dân làm lực lượng, chủ thể để xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, làm cho nền nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển mạnh”.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng là một trong 3 phong trào lớn do Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989, đến nay, đã phát triển trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cả nước, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và nông dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân. Phong trào này đã đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới của nước ta.
Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, hội viên, nông dân cả nước đã đóng góp 3.700 tỷ đồng và trên 70 triệu ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó đã làm mới và sửa chữa 645.000 km đường giao thông nông thôn; xây mới và cải tạo 471.000 km kênh mương, 40.600 cầu, cống và 27.280 phòng học, trạm xá xã. Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn…Chỉ riêng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hơn một năm qua, hội viên, nông dân cả nước đã đóng góp được gần 12 triệu ngày công, trên 4,2 ngàn tấn lương thực giúp đỡ 110 ngàn lượt hộ nông dân nghèo; ủng hộ quỹ vì người nghèo gần 7 tỷ đồng và trên 3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lụt; đóng góp 6,8 tỷ đồng xây tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho những hộ không có nhà ở, góp phần giúp trên 7 ngàn hộ thoát nghèo, xóa 2.521 nhà tạm….
Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, những cánh đồng mẫu lớn để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Một số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã đại diện cho người sản xuất, bàn bạc và ký hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp để tạo vùng sản xuất lớn; phát huy thế mạnh của mỗi vùng, miền, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng, điển hình như cánh đồng mẫu lớn trồng đậu tương, bí Đài Loan ở Thái Bình, cánh đồng mẫu lớn vài trăm ha theo vùng sản xuất lúa gạo ở các tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới xuất hiện. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị kinh tế cao, hơn 700 ha trồng hoa, cây cảnh được các hộ nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất đem lại thu nhập đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Những năm gần đây, cả nước xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, nuôi hàng ngàn lợn thịt, hàng trăm lợn giống theo công nghệ tiên tiến.
Nhiều nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, sáng chế ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập. Vì vậy, ngày càng có nhiều cá nhân, hộ gia đình là nông dân có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng, thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng; giúp nhiều lao động nông thôn có công ăn việc làm, thu nhập ổn định. Điển hình như chị Đặng Thị Dịu có mô hình 10 ha nuôi tôm he chân trắng phương pháp công nghiệp tại Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Ninh cho doanh thu năm 2010 đạt 7,5 tỷ đồng, thu lãi 3 tỷ đồng, thu hút 30 lao động thường xuyên với mức lương bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Lê Đình Tiếp quận Hà Đông, Hà Nội đã cải tạo 4,4 ha đất mặt nước và đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những ao nuôi cá cho năng suất cao, kết hợp trồng cây ăn quả và cây cảnh, năm 2011 cho thu nhập trên 1,4 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động. Ông Lưu Trọng Khánh, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã thuê lại những khu đất sỏi đá, bạc màu với trên 6,5 ha để cải tạo và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cao về phân bón, chọn giống cây phù hợp như khoai tây Mỹ, lúa Việt lai, bí xanh lai cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Ông Bùi Ngọc Dựng, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, từ một nông dân nghèo, sản xuất độc canh cây lúa, đến nay đã chuyển sang sản xuất kinh doanh nghề làm gạch, ngói, đóng tàu thuyền, cho doanh thu năm 2011 đạt trên 48 tỷ đồng, lợi nhuận mang về hơn 4 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho gần 400 lao động,…
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; những tấm gương nông dân điển hình trong phong trào là những tấm gương sáng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới, việc nhân rộng các điển hình tiên tiến nhằm tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa những tấm gương nông dân giỏi sản xuất, kinh doanh, đã thành công, có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp là rất cần thiết, cần làm. Đó là những đóng góp to lớn vào mặt trận phát triển nông nghiệp của nước ta.
Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, hội viên, nông dân cả nước đã đóng góp 3.700 tỷ đồng và trên 70 triệu ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó đã làm mới và sửa chữa 645.000 km đường giao thông nông thôn; xây mới và cải tạo 471.000 km kênh mương, 40.600 cầu, cống và 27.280 phòng học, trạm xá xã. Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn…Chỉ riêng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hơn một năm qua, hội viên, nông dân cả nước đã đóng góp được gần 12 triệu ngày công, trên 4,2 ngàn tấn lương thực giúp đỡ 110 ngàn lượt hộ nông dân nghèo; ủng hộ quỹ vì người nghèo gần 7 tỷ đồng và trên 3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lụt; đóng góp 6,8 tỷ đồng xây tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho những hộ không có nhà ở, góp phần giúp trên 7 ngàn hộ thoát nghèo, xóa 2.521 nhà tạm….
Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, những cánh đồng mẫu lớn để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Một số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã đại diện cho người sản xuất, bàn bạc và ký hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp để tạo vùng sản xuất lớn; phát huy thế mạnh của mỗi vùng, miền, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng, điển hình như cánh đồng mẫu lớn trồng đậu tương, bí Đài Loan ở Thái Bình, cánh đồng mẫu lớn vài trăm ha theo vùng sản xuất lúa gạo ở các tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới xuất hiện. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị kinh tế cao, hơn 700 ha trồng hoa, cây cảnh được các hộ nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất đem lại thu nhập đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Những năm gần đây, cả nước xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, nuôi hàng ngàn lợn thịt, hàng trăm lợn giống theo công nghệ tiên tiến.
Nhiều nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, sáng chế ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập. Vì vậy, ngày càng có nhiều cá nhân, hộ gia đình là nông dân có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng, thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng; giúp nhiều lao động nông thôn có công ăn việc làm, thu nhập ổn định. Điển hình như chị Đặng Thị Dịu có mô hình 10 ha nuôi tôm he chân trắng phương pháp công nghiệp tại Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Ninh cho doanh thu năm 2010 đạt 7,5 tỷ đồng, thu lãi 3 tỷ đồng, thu hút 30 lao động thường xuyên với mức lương bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Lê Đình Tiếp quận Hà Đông, Hà Nội đã cải tạo 4,4 ha đất mặt nước và đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những ao nuôi cá cho năng suất cao, kết hợp trồng cây ăn quả và cây cảnh, năm 2011 cho thu nhập trên 1,4 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động. Ông Lưu Trọng Khánh, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã thuê lại những khu đất sỏi đá, bạc màu với trên 6,5 ha để cải tạo và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cao về phân bón, chọn giống cây phù hợp như khoai tây Mỹ, lúa Việt lai, bí xanh lai cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Ông Bùi Ngọc Dựng, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, từ một nông dân nghèo, sản xuất độc canh cây lúa, đến nay đã chuyển sang sản xuất kinh doanh nghề làm gạch, ngói, đóng tàu thuyền, cho doanh thu năm 2011 đạt trên 48 tỷ đồng, lợi nhuận mang về hơn 4 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho gần 400 lao động,…
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; những tấm gương nông dân điển hình trong phong trào là những tấm gương sáng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới, việc nhân rộng các điển hình tiên tiến nhằm tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa những tấm gương nông dân giỏi sản xuất, kinh doanh, đã thành công, có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp là rất cần thiết, cần làm. Đó là những đóng góp to lớn vào mặt trận phát triển nông nghiệp của nước ta.
Mai Thảo
Nguồn: thiduakhenthuong.org.vn