Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các tỉnh phía Bắc.
- Thứ ba - 25/09/2012 13:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 25/9, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm khu vực phía Bắc; đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ Trung ương chủ trì Hội nghị
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đăng Khoa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các đồng chí cố vấn Ban Chỉ đạo trung ương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương, các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Lãnh đạo Ban chỉ đạo, Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới của 31 tỉnh khu vực phía Bắc. Đoàn đại biểu tỉnh ta do đồng chí Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương đã đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ở các tỉnh phía Bắc; bằng những kinh nghiệm của quá trình phát triển nông thôn những năm trước đây cùng với sự quan tâm, đồng thuận hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được thành tựu cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Hầu hết các tỉnh đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả tốt, như đã thống nhất được nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách. Đến nay 31/31 tỉnh đã kiện toàn xong bộ máy chỉ đạo cấp tỉnh, 24/31 tỉnh thành lập Văn phòng điều phối, 2 tỉnh thành lập Ban Quản lý, 5 tỉnh vẫn để tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo. 100% số huyện thành lập Ban Chỉ đạo, 34% huyện thành lập tổ công tác giúp Ban Chỉ đạo (riêng tỉnh Hà Tĩnh thành lập Văn phòng điều phối cấp huyện); có khoảng 70% số xã thành lập Ban Quản lý và 60% số xã thành lập Ban Chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, tập huấn được các tỉnh quan tâm triển khai, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ, 31 tỉnh, thành phố, 71% các huyện và khoảng 40% xã đã tổ chức phát động hưởng ứng; hầu hết các địa phương đã kêu gọi sự hỗ trợ tham gia của các doanh nghiệp, các “các mạnh thường quân” hỗ trợ xây dựng nông thôn mới như Hà Tĩnh huy động 166 tỷ đồng, TP. Hà Nội huy động gần 300 tỷ đồng,… 64,4% số xã phê duyệt xong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, trong đó có 9 tỉnh (Hà Tĩnh, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc) cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch, 42% số xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới. Các nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường đều đạt kết quả khả quan, hầu hết các tỉnh đều có chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ xi măng, hỗ trợ vật tư, máy móc, thiết bị, hỗ trợ lãi suất cho vay vốn đầu tư,…
Báo cáo cũng đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong 2 năm triển khai thực hiện Chương trình như thiếu các quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, chế độ phụ cấp của bộ phận chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình ở các cấp; bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, công tác chỉ đạo “điểm” còn mờ nhạt. Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục; tuyên truyền còn nặng về nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến việc tổ chức tham quan học tập mô hình. Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, hầu hết các xã mới phê duyệt xong quy chung, chưa thực hiện quy hoạch chi tiết nên khó khăn cho triển khai thực hiện, thiếu cơ sở để cắm mốc chỉ giới thực hiện quy hoạch. Lập đề án xây dựng nông thôn mới chưa bám sát quy hoạch, nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng tới sản xuất, môi trường, văn hóa,.. giải pháp thiếu thực tiễn, mục tiêu đề ra không có nguồn lực đảm bảo, việc phê duyệt của cấp huyện còn mang tính chung chung,… Nguồn lực đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn mới vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, mức huy động từ các nguồn khác còn thấp; việc tuyên truyền, huy động sự tham gia, đóng góp của người dân còn hạn chế, nhất là vùng miền núi phía Bắc. Công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cư dân dân nông thôn ở các tỉnh phía Bắc còn chậm. Các vấn đề về môi trường như chất thải công nghiệp, quy hoạch và quản lý nghĩa trang, khai thông hệ thống tiêu thoát nước thải, xử lý rác thải ở các thôn bản chưa có chuyển biến tích cực, vẫn là vấn đề bức xúc ở nông thôn.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương đã đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ở các tỉnh phía Bắc; bằng những kinh nghiệm của quá trình phát triển nông thôn những năm trước đây cùng với sự quan tâm, đồng thuận hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được thành tựu cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Hầu hết các tỉnh đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả tốt, như đã thống nhất được nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách. Đến nay 31/31 tỉnh đã kiện toàn xong bộ máy chỉ đạo cấp tỉnh, 24/31 tỉnh thành lập Văn phòng điều phối, 2 tỉnh thành lập Ban Quản lý, 5 tỉnh vẫn để tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo. 100% số huyện thành lập Ban Chỉ đạo, 34% huyện thành lập tổ công tác giúp Ban Chỉ đạo (riêng tỉnh Hà Tĩnh thành lập Văn phòng điều phối cấp huyện); có khoảng 70% số xã thành lập Ban Quản lý và 60% số xã thành lập Ban Chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, tập huấn được các tỉnh quan tâm triển khai, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ, 31 tỉnh, thành phố, 71% các huyện và khoảng 40% xã đã tổ chức phát động hưởng ứng; hầu hết các địa phương đã kêu gọi sự hỗ trợ tham gia của các doanh nghiệp, các “các mạnh thường quân” hỗ trợ xây dựng nông thôn mới như Hà Tĩnh huy động 166 tỷ đồng, TP. Hà Nội huy động gần 300 tỷ đồng,… 64,4% số xã phê duyệt xong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, trong đó có 9 tỉnh (Hà Tĩnh, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc) cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch, 42% số xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới. Các nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường đều đạt kết quả khả quan, hầu hết các tỉnh đều có chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ xi măng, hỗ trợ vật tư, máy móc, thiết bị, hỗ trợ lãi suất cho vay vốn đầu tư,…
Báo cáo cũng đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong 2 năm triển khai thực hiện Chương trình như thiếu các quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, chế độ phụ cấp của bộ phận chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình ở các cấp; bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, công tác chỉ đạo “điểm” còn mờ nhạt. Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục; tuyên truyền còn nặng về nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến việc tổ chức tham quan học tập mô hình. Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, hầu hết các xã mới phê duyệt xong quy chung, chưa thực hiện quy hoạch chi tiết nên khó khăn cho triển khai thực hiện, thiếu cơ sở để cắm mốc chỉ giới thực hiện quy hoạch. Lập đề án xây dựng nông thôn mới chưa bám sát quy hoạch, nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng tới sản xuất, môi trường, văn hóa,.. giải pháp thiếu thực tiễn, mục tiêu đề ra không có nguồn lực đảm bảo, việc phê duyệt của cấp huyện còn mang tính chung chung,… Nguồn lực đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn mới vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, mức huy động từ các nguồn khác còn thấp; việc tuyên truyền, huy động sự tham gia, đóng góp của người dân còn hạn chế, nhất là vùng miền núi phía Bắc. Công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cư dân dân nông thôn ở các tỉnh phía Bắc còn chậm. Các vấn đề về môi trường như chất thải công nghiệp, quy hoạch và quản lý nghĩa trang, khai thông hệ thống tiêu thoát nước thải, xử lý rác thải ở các thôn bản chưa có chuyển biến tích cực, vẫn là vấn đề bức xúc ở nông thôn.
|
Đồng chí Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó trưởng ban chỉ đạo Chương trình NTM Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị |
Phát biểu tổng kết hội nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Chương trình xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhân dân bước đầu tham gia, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp, cán bộ am hiểu, tâm huyết là hết sức quan trọng. Cần củng cố Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các cấp, phải có cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến cấp xã, Ban Chỉ đạo có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, cá nhân phụ trách, căn cứ bộ tiêu chí làm rõ trách nhiệm các cơ quan đơn vị, cấp xã, thôn, hộ gia đình. Ban hành chính sách rõ ràng, ưu tiên tối đa để nhân dân tổ chức thực hiện, huy động các nguồn vốn, trong đó phát huy cao nguồn vốn tín dụng, vốn lồng ghép. Quan tâm công tác đào tạo nghề cho nông dân gắn với định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất của mỗi xã. Chọn việc để làm, ưu tiên những việc mang tính cấp thiết, bức xúc, nguồn lực phù hợp cần thực hiện trước; trong đó quan tâm phát triển sản xuất là công việc thường xuyên và được ưu tiên, phát triển các loại cây, con có thị trường, có lợi thế. Xây dựng hạ tầng cần ưu tiên các công trình bức xúc phục vụ dân sinh gắn với phát triển sản xuất, nâng cấp, cải tạo công trình hiện có hạn chế phá bỏ làm mới, phát huy hiệu quả sử dụng các công trình; quan tâm đến công tác giữ dìn, tôn tạo các công trình văn hóa; chú ý thực hiện các tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường./.
Trường Giang
VPĐP nông thôn mới tỉnh
VPĐP nông thôn mới tỉnh