Thạch Hà tập trung phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo liên kết vùng
- Thứ bảy - 03/08/2013 04:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng nay 3/8, Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Võ Kim Cự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn -Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh đã đi kiểm tra mô hình sản xuất trong xây dựng NTM và nghe Phương án phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo liên kết vùng các xã phía Tây huyện Thạch, cùng đi có đại diện các sở, ngành liên quan.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trong 7 tháng đầu năm 2013, huyện Thạch Hà đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực, về sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, hình thành một số mô hình sản xuất theo hướng liên doanh liên kết; xây dựng được 53 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tiêu biểu như: mô hình chăn nuôi lợn quy mô 500 con/mô hình liên kết với Công ty Mitraco ở xã Bắc Sơn; HTX NTTS Diêm Hải nuôi các Chẽm, cá Hồng Mỹ, ở xã Thạch Bàn; mô hình nuôi tôm thâm canh tại Thạch Long, Tượng Sơn 25 ha…Toàn huyện làm mới 72,11 km đường GTNT, kiên cố hóa 20,95 km kênh mương nội đồng; xây dựng mới, nâng cấp 90 phòng học 8 nhà hội quán, thành lập mới 7 HTX...
Chủ tịch UBND Võ Kim Cự cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình
chăn nuôi lợn tại hộ ông Trần Hậu Lộc xóm Xuân Sơn, xã Bắc Sơn
chăn nuôi lợn tại hộ ông Trần Hậu Lộc xóm Xuân Sơn, xã Bắc Sơn
Để khai thác tiềm năng lợi thế của các xã phía Tây, huyện Thạch Hà đã xây dựng Phương án phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo liên kết vùng, gồm các sản phẩm: lúa hàng hoá; rau, củ quả chất lượng cao; cây cao su; lợn; bò; hươu; hoa cây cảnh; nguyên liệu gỗ trồng rừng. Theo đó huyện đưa các mục tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện Phương án có hiệu quả, trong đó có giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất rau củ quả chất lượng cao; sản xuất giống lợn tập trung và phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi; trồng rừng nguyên liệu thâm canh, chuyển đổi đất lâm nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cao su tiểu điền; đối với giống du nhập, chọn lọc, khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện với các xã. Ngoài ra còn tập trung các giải pháp như: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuât, tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi, tịch tụ ruộng đất; kết cấu hạ tầng; khoa học công nghệ, cơ giới hóa; phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu; đào tạo nguồn lực và chính sách.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Võ Kim Cự đánh giá cao việc triển khai chương trình NTM ở huyện Thạch Hà trong thời gian qua; xã Bắc Sơn đã xây dựng được một số mô hình sản xuất trong xây dựng NTM như: Mô hình chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh, đặc biệt ra đời Qũy tín dụng nhân dân đã giúp người dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty Mitraco của hộ
anh Đường Xuân Đức, xóm Xuân Sơn xã Bắc Sơn
anh Đường Xuân Đức, xóm Xuân Sơn xã Bắc Sơn
Tuy vậy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng các xã phía tây huyện Thạch Hà còn nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chuyển biến nhận thức còn chậm, thiếu quyết liệt, sâu sát trong công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện xây dựng NTM, một số mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chính quyền các địa phương tập trung đồng bộ các giải pháp để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; rà soát lại diện tích đất rừng, chuyển mạnh diện tích trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các loại rau củ quả, hoa, phát triển chăn nuôi lợn, bò, hươu. Cùng với đó, phát triển chăn nuôi lợn hộ gia đình, quy mô 20,30, 40 con nhằm tận dụng đất đai, giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người dân. Các mô hình cần phải liên kết với doanh nghiệp, liên kết vùng; hình thành THT, HTX, doanh nghiệp để tạo sản phẩm hàng hóa lớn, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chính quyền các địa phương tập trung đồng bộ các giải pháp để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; rà soát lại diện tích đất rừng, chuyển mạnh diện tích trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các loại rau củ quả, hoa, phát triển chăn nuôi lợn, bò, hươu. Cùng với đó, phát triển chăn nuôi lợn hộ gia đình, quy mô 20,30, 40 con nhằm tận dụng đất đai, giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người dân. Các mô hình cần phải liên kết với doanh nghiệp, liên kết vùng; hình thành THT, HTX, doanh nghiệp để tạo sản phẩm hàng hóa lớn, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Ngô Thắng