Thái Nguyên đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X) về "Tam nông"
- Thứ tư - 07/08/2013 04:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư vào 35 xã điểm xây dựng nông thôn mới, xem xét tạm ứng vốn, xi măng để đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới tại các xã này, bố trí ứng trước mỗi năm từ 50.000 đến 80.000 tấn xi măng cho các xã điểm từ nay đến hết năm 2015; tiếp tục vay vốn để triển khai chương trình; bố trí cán bộ chuyên trách các cấp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huy động nhân dân tham gia và tổ chức tốt việc giám sát cộng đồng, quản lý chặt chẽ công khai các nguồn lực, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các biểu hiện vi phạm...
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng 60 quy hoạch và 10 đề án phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại; thu hút các dự án đầu tư mang tầm vóc khu vực để phát triển sản xuất nông nghiệp như: dự án trung tâm giống gia cầm Thụy Phương, dự án giống cây lâm nghiệp, dự án giống thủy sản cấp khu vực, đề án sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất giống nấm cấp I tại địa phương... Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề nông thôn đến năm 2020, triển khai đồng loạt các chương trình mục tiêu quốc gia: 134, 135, giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cho 100% số xã nông thôn, phê duyệt đề án phát triển sản xuất cho 78 xã; hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 4.300 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hơn 300 trạm biến áp, 140 trạm y tế, 17 chợ, 63 công trình nước sạch, trên 13.000 nhà ở cho hộ nghèo... tại các xã nông thôn. Ngoài các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn do Trung ương ban hành, tỉnh đã xây dựng và thực hiện thêm một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù, trong đó nổi bật là việc đầu tư thêm 2 tỷ đồng mỗi năm cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới (từ năm 2013); dành 7 đến 10 tỷ đồng thực hiện các mô hình sản xuất lớn, tập trung...
Theo đánh giá của tỉnh Thái Nguyên, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), tỉnh Thái Nguyên đã huy động được hơn 12.600 tỷ đồng vào đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt khoảng 5,7%/năm, giá trị sản xuất trên mỗi ha đất trồng trọt đạt 77 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,93%/năm, bộ mặt nông thôn trên địa bàn có sự thay đổi rõ nét. Tuy vậy, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ một số hạn chế: triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm so với toàn quốc, cả tỉnh hiện vẫn chưa có xã nào đạt đủ 19 tiêu chí xã nông thôn mới, việc lồng ghép các chương trình còn chậm, khai thác các nguồn vốn khác hạn chế, tỷ lệ góp vốn của người dân mới chỉ đạt 14,4%, tập quán sản xuất của người nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún, rất khó phát triển nền sản xuất hàng hóa trong thời gian ngắn.../.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng 60 quy hoạch và 10 đề án phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại; thu hút các dự án đầu tư mang tầm vóc khu vực để phát triển sản xuất nông nghiệp như: dự án trung tâm giống gia cầm Thụy Phương, dự án giống cây lâm nghiệp, dự án giống thủy sản cấp khu vực, đề án sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất giống nấm cấp I tại địa phương... Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề nông thôn đến năm 2020, triển khai đồng loạt các chương trình mục tiêu quốc gia: 134, 135, giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cho 100% số xã nông thôn, phê duyệt đề án phát triển sản xuất cho 78 xã; hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 4.300 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hơn 300 trạm biến áp, 140 trạm y tế, 17 chợ, 63 công trình nước sạch, trên 13.000 nhà ở cho hộ nghèo... tại các xã nông thôn. Ngoài các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn do Trung ương ban hành, tỉnh đã xây dựng và thực hiện thêm một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù, trong đó nổi bật là việc đầu tư thêm 2 tỷ đồng mỗi năm cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới (từ năm 2013); dành 7 đến 10 tỷ đồng thực hiện các mô hình sản xuất lớn, tập trung...
Theo đánh giá của tỉnh Thái Nguyên, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), tỉnh Thái Nguyên đã huy động được hơn 12.600 tỷ đồng vào đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt khoảng 5,7%/năm, giá trị sản xuất trên mỗi ha đất trồng trọt đạt 77 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,93%/năm, bộ mặt nông thôn trên địa bàn có sự thay đổi rõ nét. Tuy vậy, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ một số hạn chế: triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm so với toàn quốc, cả tỉnh hiện vẫn chưa có xã nào đạt đủ 19 tiêu chí xã nông thôn mới, việc lồng ghép các chương trình còn chậm, khai thác các nguồn vốn khác hạn chế, tỷ lệ góp vốn của người dân mới chỉ đạt 14,4%, tập quán sản xuất của người nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún, rất khó phát triển nền sản xuất hàng hóa trong thời gian ngắn.../.
Hoàng Thảo Nguyên
Theo tamnhin.net
Theo tamnhin.net