Xây dựng nông thôn mới ở xã Thuận: Người dân đồng thuận cao
- Thứ tư - 15/08/2012 03:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Qua khảo sát, đánh giá hiện trạng NTM theo 19 tiêu chí trong xã Thuận, đến hết tháng 12-2011, kết quả phần lớn các tiêu chí đạt được chủ yếu tập trung vào: Hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự được giữ vững; có điện sinh hoạt, trạm y tế, bưu điện, chợ nông thôn, giáo dục. Những tiêu chí chưa đạt tập trung ở lĩnh vực: Kinh tế, cơ cấu lao động, hộ nghèo, quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, môi trường)...
Đến nay, toàn xã đã hoàn thành việc giải phóng, mở rộng xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông Pả Phương, ở bản 6 cho biết: "Khi xã có chủ trương xây dựng NTM, gia đình tôi chỉ nghĩ đơn giản hiến đất làm nhà văn hóa cộng đồng, tạo điều kiện cho nhân dân có nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế nên tôi hoàn toàn đồng tình".
Còn ông Phạm Xuân San, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM cho biết: "Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, đến nay, xã mới chỉ đạt được 8 tiêu chí, để đạt được 11 tiêu chí còn lại là rất khó khăn đối với một xã miền núi còn nghèo như xã Thuận. Toàn xã hiện có diện tích đất tự nhiên là 2214,29ha, với 554 hộ, 2.856 nhân khẩu, trong đó, gần 99% là đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên, trong những tiêu chí chưa đạt, tiêu chí về cơ cấu lao động, hộ nghèo là khó thực hiện nhất.
Để khắc phục tình trạng này, xã đã có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Đồn BP Thuận vận động người dân phát huy vai trò làm chủ, chấp hành tốt quy hoạch, để từ đó xác định được những hướng đi có trọng tâm, hướng tới hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM".
Ông Pả Kỷ, ở bản 7 cho rằng: "Hiến đất xây dựng trường học, làm đường, chung tay xây dựng NTM tức là làm đẹp không chỉ cho gia đình, thôn, bản mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã Thuận. Do đó, khi có chủ trương của cấp trên, gia đình tôi đã tình nguyện hiến 2.500m2 đất ở và hàng chục cây lưu niên có giá trị mà không đòi hỏi bất kỳ sự đền bù nào".
Theo gương ông, trong suốt thời gian kể từ ngày phát động, hàng chục gia đình đã tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn. "Tôi có suy nghĩ, hiến đất xây dựng trường học, làm đường là chủ trương đúng và cần sự đồng tình của toàn dân. Là công dân, mình phải làm gương cho con cháu, xóm làng để thực hiện bằng được chủ trương đúng đắn này" - Ông Pả Kỷ cho biết thêm.
Trung tá Cao Xuân Nam, Chính trị viên Đồn BP Thuận thì khẳng định, là một xã vùng cao biên giới được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, cộng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân trong xã, từ hiệu quả của chương trình và các mục tiêu đem lại đã giúp cho đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo. Cảnh quan văn hóa của một xã biên giới vùng cao đã bắt đầu khởi sắc..
Đến nay, toàn xã đã hoàn thành việc giải phóng, mở rộng xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông Pả Phương, ở bản 6 cho biết: "Khi xã có chủ trương xây dựng NTM, gia đình tôi chỉ nghĩ đơn giản hiến đất làm nhà văn hóa cộng đồng, tạo điều kiện cho nhân dân có nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế nên tôi hoàn toàn đồng tình".
Còn ông Phạm Xuân San, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM cho biết: "Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, đến nay, xã mới chỉ đạt được 8 tiêu chí, để đạt được 11 tiêu chí còn lại là rất khó khăn đối với một xã miền núi còn nghèo như xã Thuận. Toàn xã hiện có diện tích đất tự nhiên là 2214,29ha, với 554 hộ, 2.856 nhân khẩu, trong đó, gần 99% là đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên, trong những tiêu chí chưa đạt, tiêu chí về cơ cấu lao động, hộ nghèo là khó thực hiện nhất.
Để khắc phục tình trạng này, xã đã có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Đồn BP Thuận vận động người dân phát huy vai trò làm chủ, chấp hành tốt quy hoạch, để từ đó xác định được những hướng đi có trọng tâm, hướng tới hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM".
Ông Pả Kỷ, ở bản 7 cho rằng: "Hiến đất xây dựng trường học, làm đường, chung tay xây dựng NTM tức là làm đẹp không chỉ cho gia đình, thôn, bản mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã Thuận. Do đó, khi có chủ trương của cấp trên, gia đình tôi đã tình nguyện hiến 2.500m2 đất ở và hàng chục cây lưu niên có giá trị mà không đòi hỏi bất kỳ sự đền bù nào".
Theo gương ông, trong suốt thời gian kể từ ngày phát động, hàng chục gia đình đã tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn. "Tôi có suy nghĩ, hiến đất xây dựng trường học, làm đường là chủ trương đúng và cần sự đồng tình của toàn dân. Là công dân, mình phải làm gương cho con cháu, xóm làng để thực hiện bằng được chủ trương đúng đắn này" - Ông Pả Kỷ cho biết thêm.
Trung tá Cao Xuân Nam, Chính trị viên Đồn BP Thuận thì khẳng định, là một xã vùng cao biên giới được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, cộng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân trong xã, từ hiệu quả của chương trình và các mục tiêu đem lại đã giúp cho đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo. Cảnh quan văn hóa của một xã biên giới vùng cao đã bắt đầu khởi sắc..
Nguồn:nongthonmoi.quangtri.gov.vn