Cây chè tạo nguồn thu ổn định cho người dân xã Sơn Kim 2
- Thứ sáu - 22/02/2013 20:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn việc chăm sóc, hái chè cho người dân |
Để đưa giá trị sản xuất của ngành chè phát triển, xã từng bước đầu tư và mở rộng thêm diện tích trồng chè sạch, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất ,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhờ vậy, cây chè thực sự trở thành cây hàng hóa mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu người dân. Điều thuận lợi là thị trường xuất khẩu chè có xu hướng phát triển, bên cạnh đó giá chè búp tươi ổn định, khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích. Từ thực tế một số diện tích chè đã thoái hóa giống,Xí nghiệp chè Tây Sơn phối hợp với UBND xã Sơn Kim 2 tập trung đưa các giống chè mới vào trồng thử nghiệm trên địa bàn, Đồng thời chuyển giao công nghệ trong chăm sóc, bảo quản và chế biến chè. Đến nay, toàn xã Sơn Kim 2 có trên 220 ha chè, những diện tích chè cũ đã dần được thay thế bằng giống chè mới như LDP2 và một số giống chè có năng suất và chất lượng cao.
Bằng sự vào cuộc quyết liệt của các cán bộ kỹ thuật, thông qua các lớp tập huấn, người trồng chè của xã Sơn Kim 2 đã và đang thay đổi dần tập quán canh tác, chuyển sang đầu tư, thâm canh thay vì trồng quảng canh như trước. Do đó, năng suất chè ngày càng được nâng cao, bình quân khoảng hơn 22tấn/ha. Năm nay, giá chè ở mức gần 5700 đồng/kg chè tươi; 45.000 – 50.000 đồng/kg chè khô, cao hơn so với mọi năm nên người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Bà Trần Thị Độ - công nhân Xí nghiệp chè Tây Sơn cho biết: "Bên cạnh những thuận lợi trên, Xí nghiệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ nguồn giống, phân bón và trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn người dân trong việc trồng chăm sóc và thu hái. Đặc biệt, người trồng chè cũng đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, một số hộ đã đầu tư mua các loại máy như máy đốn chè, máy hái chè, máy vò, sao chè giúp cho công lao động giảm, hiệu quả kinh tế được nâng lên, Một số hộ đã đầu tư mua các loại máy như máy đốn chè, máy hái chè, máy vò, sao chè giúp cho công lao động giảm, hiệu quả kinh tế được nâng lên. Nhờ vậy, cây chè trên địa bàn xã Sơn Kim 2 đang trên đà phát triển tốt, những diện tích chè đã cho thu hoạch và đạt năng suất cao."
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn khẳng định: "cây chè đã thực sự là cây cây xoá đói giảm nghèo cho người dân xã Sơn Kim 2 bởi giá trị kinh tế cao. Lâu nay người trồng chè luôn lo giá không ổn định, bấp bênh khiến nhiều khi người trồng không muốn đầu tư. Muốn giữ được thị trường ổn định, tránh bị tư thương ép giá thì chính người sản xuất phải thực hiện tốt hợp đồng với doanh nghiệp, không vì cái lợi trước mắt mà bán cho tư thương để bị ép giá; đồng thời nên quy việc thu mua về những đầu mối nhất định. Thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đầu tư phát triển cây chè, đưa giá trị sản xuất của ngành chè chiếm tỷ trọng đáng kể trong các loại cây công nghiệp của huyện; tập trung mở rộng diện tích trồng chè để có khối lượng hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến trên địa bàn huyện cũng như trong và ngoài tỉnh."
Theo baohatinh.vn