Để những làng đào mãi rộn rã đón Xuân

Để những làng đào mãi rộn rã đón Xuân
Nghề trồng đào có từ hơn 20 năm về trước nhưng trồng đào theo hướng hàng hóa thì phát triển mạnh khoảng 5 năm lại đây. Hà Tĩnh nổi lên với nhiều làng đào với những cái tên như làng đào Hưng Thịnh (Cẩm Xuyên), làng đào Trường Lạc (Kỳ Tân), làng đào Bắc Sơn, Thạch Vĩnh (Thạch Hà), làng đào Thạch Quý, Thạch Trung (Thành hố Hà Tĩnh)…
Ngày nay, thú vui chưng đào ngày Tết đã trở thành truyền thống của người dân Hà Tĩnh. Khi những chồi non đâm ra vươn mình đón Xuân, những nụ hoa đua nở và kết trái, là báo hiệu một năm mới lại về với sự sung túc, no đủ và hạnh phúc đang chờ ở phía trước. Niềm tin càng chắp thêm động lực để con người ta sống vui, khỏe và lạc quan với đời. Quan niệm một cây đào đẹp ngày nay cũng không chỉ dừng lại ở đó mà giờ đây với những người vương giả thì họ còn đến tận vườn để lựa chọn chủ vườn từ kinh tế, hạnh phúc và sự thành đạt của gia đình đó. Vậy nên, nhiều năm qua những vườn đào trên đất Hà Tĩnh được nhân rộng khắp các huyện.
 

Kỹ thuật trồng đào không quá khó. Quan trọng là vùng đất phải cao, không ngập úng, đào dễ trồng trên “đất lạ”. Đất trồng nên làm luống cao. Để có một cây được một cây đào đẹp, phải mất 2 đến 5 năm chăm cây từ việc tưới nước, bón phân, làm cỏ thì quan trọng là phải biết uốn cây, tạo thế, hãm cây, hãm hoa khi nắng nóng và thúc cây, thúc hoa khi mưa lạnh. Tuy nhiều công là vậy nhưng hiệu quả lại tùy thuộc cả trời. Vậy nên dù hiệu quả cao nhưng muốn chọn cây đào làm cây kinh tế cho gia đình thì người trồng cần trang bị cho mình kiến thức về kỹ thuật trồng đào kỹ lưỡng. Năm nay, một số hộ của xã Bắc Sơn và phường Thạch Quý đã bỏ vườn vì vài ba năm nay trời không ủng hộ, khi giáp Tết thì quá nắng nóng làm cho đào nở sớm, khi lại quá lạnh đào không chịu ra hoa.
Được biết gia đình ông Dương Thanh Quang là gia đình có diện tích trồng đào khá lớn của Thạch Quý, chúng tôi đã tìm đến. “Với hơn 50m2 đất vườn ông trồng 100 gốc đào ghép giữa đào Hà Tĩnh và đào Hà Nội. Nếu thời tiết có nhiệt độ tốt, ổn định từ 15-200C và không có gió to, mưa lớn hay sương muối thì mỗi năm thu về cả 100 triệu đồng tiền lời đủ để có một cái Tết no ấm hơn những hộ làm nông theo nghề trồng lúa, trồng rau khác. Nhưng những năm thời tiết không thuận lợi thì Tết cũng dễ mất theo đào” ông Dương Thanh Quang chia sẽ.
Rảo bước trên nhưng con đường dài tít tắp, ngắm nhìn những vườn đào đang rộn rã tiếng nói cười của nhưng người dân đang truốt lá, óm cây của xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên. Mảnh đất đã đổi đời nhờ phát triển mô hình trồng đào, có trên 200 hộ trồng đào, tập trung ở các thôn 5,6,7,9. Cây đào không chỉ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp cho những làng quê mỗi dịp Tết đến Xuân về mà nó còn là biểu tượng của một sự sống mảnh liệt luôn biết vươn mình trỗi dậy. Sở hữu một cây đào đẹp là niềm tin, động lực về một cuộc sống no đủ, sung túc lại lớn hơn. Vậy nên, ngoài thú vui chơi đào, người dân Cẩm Hưng con đam mê thật sự với nghề trồng đào. Bao năm lăn lộn với nghề đào, ông Lê văn Quyền, một hộ trồng đào cho biết: “Chăm sóc cây đào thì trải đều trong năm. Muốn đào đẹp phải đảm bảo thế đẹp, có đủ chồi lá- hoa- nụ- quả. Hay cây đào cho các cơ quan thì nở sớm hơn còn đào gia đình thì nở muộn hơn. Vì vậy để có hiệu quả cao thì phải tùy vào đối tượng khách hàng để đầu tư thích hợp cho cây. Ngày nay, đào không chỉ trồng để bán mà một số chủ vườn còn có dịch vụ trồng đào cho thuê đào chưng Tết. Cứ khoảng giữa tháng 11 âm lịch hàng năm là những người chơi đào và người buôn đào đã tìm đến để tham quan và đặt hàng tại vườn. Họ đến với làng đào Cẩm Hưng là vì nó đã có thương hiệu.”
Năng động để bắt nhịp nhu cầu thị trường và học hỏi kỹ thuật chăm sóc. Nhưng nếu như thời tiết không ủng hộ thì người dân sau 2,3 năm mất mùa sẽ phá bỏ vườn giống như một số hộ dân ở Thạch Quý hay Bắc Sơn và những hộ khác, nơi khác nữa. Vậy nên để những người trồng đào Hà Tĩnh sớm trở thành một nghề có hiệu quả thật sự cho người dân chúng tôi đã trao đổi với ông ông Nguyễn Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng, ông cho biết: Để phát triển nghề đào một cách bền vững không chỉ là việc xây dựng thương hiệu cho những làng hoa và hải đào tạo, tậ huấn cho người dân một kỹ thuật bài bản. Chứ cứ học kỹ thuật chắp vá mà không hiểu rõ những điều cơ bản để chăm sóc cây thì với Hà Tĩnh khó khăn như Hà Tĩnh thì hiệu quả nghề nào lớn vậy chứ lớn hơn nữa cũng khó mà hát triển. Và một người lựa chọn trồng đào làm kinh tế thì hải thật sự có đam mê”.  
Đam mê, yêu nghề, một kỹ thuật bài bản, một cái mác thương hiệu là những yếu tố tạo nên danh tính cho làng đào. Trong thời gian tới, cùng với sự nổ lực của người dân thì rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành để những làng hoa đào Hà Tĩnh sớm trở thành những địa chỉ tin cậy cho những người chơi đào trong và ngoài tỉnh mỗi dịp Tết đến Xuân về.
 

 
Theo Kim Thịnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn