Làm giàu trên chính vùng quê đất cằn sỏi đá

Làm giàu trên chính vùng quê đất cằn sỏi đá
Tích lũy được nhiều vốn sống trên con đường khởi nghiệp từ những năm đi xuất khẩu lao động ở Malaysia, sau khi về quê ở miền núi Sơn Mai, huyện Hương Sơn ( Hà Tĩnh), chàng thanh niên Phạm Sĩ Nghệ đã quyết định theo đuổi con đường làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại.

Làm giàu trên chính vùng quê đất cằn sỏi đá - Ảnh 1

  Phạm Sĩ  Nghệ và vườn cam của mình

 

Tốt nghiệp PTTH Vũ Quang ( Hà Tĩnh) năm 2007, Phạm Sĩ  Nghệ vào Đồng Nai học Trung cấp điện Công nghiệp. Năm 2009 ra trường vào một Công ty làm viêc, nhưng lương không đủ trang trải cuộc sống. Để làm gì có thu nhập cao hơn Nghệ đã quyết định đi xuất khẩu lao động sang Malaysia làm ăn.

Sau 2 năm ở xứ người trở về mặc dù thu nhập không khá nhưng Nghệ đã tích lũy được rất nhiều vốn sống và cách phát huy năng lực của mình. Chính vì vậy, thời điểm trở về quê phong trào xây dựng mô trang trại của xã nhà đang được khuyến khích trước không khí hừng hư của phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nhận thấy mọi người đua nhau nhận đất vườn đồi đầu tư trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi cầm... và rất  nhiều người nhờ từ tay trắng bỗng giàu có. Đó cũng là động lực thúc đẩy Nghệ tham gia mô hình phát triển trang trại trên chính mảnh đất của mình mà không cần phải đi đâu xa hơn.

Hơn nữa, ở quê chỉ còn lại một mình mẹ già nên Nghệ cũng mong muốn được ở gần để có điều kiện chăm sóc mẹ được nhiều hơn. Sau khi tham khảo kỹ các mô hình trang trại trên địa bàn, nhận thấy nhà mình có quỹ đất rộng 1,5 ha diệc tích vườn đồi là một lợi thế có thể phát triển mô hình trang trại trồng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam bù, bưởi...

Làm giàu trên chính vùng quê đất cằn sỏi đá - Ảnh 2

, Phạm Sĩ  Nghệ chăm sóc đàn lơn tại trang trại của mình 

 

Thế là, Nghệ xoay ra làm ngày, làm đêm. Sau bốn năm, từ 2014, đổ mồ hôi xuống đất, bước đầu Nghệ đã có thu hoạch. Năm 2018 này, cam đã ra quả mùa đầu. Ao cá cải tạo, mỗi năm cho thu nhập vài triệu. Đàn trâu bò mươi con dù không được giá cũng cho thu hoạch dăm chục triệu/ năm. Thêm đàn lợn, đàn gà. Mỗi thứ một ít không chỉ giúp Nghệ trang trải cuộc sống mà còn có để đầu tư vào sản xuất.

Nhưng, bấy nhiêu chưa thỏa chí với tuổi trẻ, chưa phải là mơ ước của tuổi trẻ, người thanh niên này còn ấp ủ bao nhiêu dự định. Hiện Nghệ đang là Bí thư đoàn thanh niên thôn nên anh đang tính toán thành lập một tổ hợp tác sản xuất để làm bà đỡ giúp bà con xã nhà giải quyết đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu cam bù, cam chanh Sơn Mai đang cần phải có sự gắn kết chung sức chung của người sản xuất và thị trường ổn định.

Anh Đoàn Vĩnh Quỳnh- Bí thư xã đoàn Sơn Mai cho biết: “ Đến thời điểm hiện nay, xã Sơn Mai có10 mô hình kinh tế vườn đồi phát triển hiệu quả, trong đó có khoảng 320 ha diện tích trồng cam . Đoàn xã luôn khuyến khích các bạn trẻ lựa chọn hướng đầu tư phát triển mô hình trang trại trồng cây ăn quả lâu năm nhằm tạo việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững.

Làm giàu trên chính vùng quê đất cằn sỏi đá - Ảnh 3

Mô hình trại gà của  Phạm Sĩ  Nghệ  

 

Về Sơn Mai, huyện Hương Sơn ( Hà Tĩnh) bây giờ chúng ta thật sự hết sức ngỡ ngàng, từ một xã miền núi nghèo cách đây không lâu, giờ đang là  một  trong những địa phương phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ nhờ những mô hình trang trại của của người dân, trong số đó Phạm Sĩ Nghệ là một thanh niên điển hình của thế hệ trẻ nơi này.

Theo Lê Văn Vỵ/baodansinh.vn