MÔ HÌNH HTX RAU LÀNG TÔI
- Thứ hai - 26/08/2013 03:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
1. Thời gian thành lập: Tháng 10 năm 2012.
2. Quy mô: 3 ha
3. Doanh thu: 700 triệu đồng.
4. Thu nhập: 470 triệu đồng.
5. Số lao động thường xuyên: 10 người; Thu nhập bình quân lao động/tháng: 3 triệu đồng.
6. Đặc trưng của mô hình: Hợp nhất các hộ trong vùng quy hoạch chuyên canh rau để góp đất thành lập hợp tác xã. Khu sản xuất được bao quanh bằng hệ thống cọc bê tông, rào lưới B40; Làm 2 nhà lưới diện tích 500 m2; đào giếng và hệ thống mương dẫn nước hợp lý phân bố đồng đều; bố trí diện tích hợp lý để trồng từng loại rau phù hợp theo mùa vụ; Trồng hoa lyly trong nhà lưới hiện đại diện tích 500m2; Trồng luân canh các loại rau củ: Xu lơ, cà rốt, cải bắp, dưa hấu, rau thơm, cải ngọt.
II. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Địa chỉ liên hệ với các đơn vị liên quan.
- Chủ mô hình: Trần Văn Sâm , Điện thoại: 0165.657.1836
- Đơn vị cung ứng giống: Viện Khoa học kỹ thuật Bắc Trung bộ, Địa chỉ: Nghi Kim, Thành phố Vinh, Nghệ An, Liên hệ Anh Nguyễn Thanh Hải - Trưởng bộ môn nghiên cứu rau và hoa; Điện thoại: 0913.375.794.
- Tư vấn chính sách và quy trình kỹ thuật: Phòng Kinh tế thành phố Hà Tĩnh và Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới thành phố Hà Tĩnh, Điện thoại: 0393.856.165
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật: Phòng trồng trọt Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Địa chỉ: 136 Đường Trần Phú, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, Điện thoại: 0393.857.562
- Tư vấn khác: Liên hệ mục “Hỏi đáp” của website: www.nongthonmoihatinh.vn, hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: nongthonmoihatinh@gmail.com
2. Một số thông tin chủ yếu về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn
2.1. Vùng canh tác:
- Chọn vùng có điều kiện tưới tiêu, không bị ô nhiễm về đất và nguồn nước.
- Đất: Các loại đất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt mịn và đất phù sa ven sông, có tầng canh tác từ 20-40 cm.
- Nước tưới: không bị ô nhiễm các loại hoá chất độc hại, vi sinh gây bệnh.
2.2. Quy trình sản xuất
a. Giống: Sử dụng các giống có chất lượng tốt, năng suất cao.
b. Thời vụ
Vụ Đông (xuống giống từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10) thích hợp với những cây rau như su hào, bắp cải, hành, cà rốt, tỏi, rau cải, xà lách, cà chua…
Vụ Xuân (xuống giống trong tháng 2 đến tháng 3) thích hợp cho những cây rau như: rau muống, rau dền, cà, ớt, bí ngô, dưa hấu, dưa chuột, bí xanh,…
c. Bón phân
- Trước khi gieo trồng nên bón những loại phân phân giải chậm như phân hữu cơ hoai mục, vi sinh và một số loại phân vô cơ như lân, NPK, …
- Phân đạm, phân kali chủ yếu dùng để bón thúc, sử dụng thêm phân bón lá khi cây sinh trưởng kém. Áp dụng quy trình bón phân cho từng loại rau, có thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch.
b. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Tưới nước cho cây rau đủ ẩm, xới vun và trừ cỏ dại.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, sử dụng các loại thuốc BVTV cho phép trên cây rau và luân phiên các loại thuốc BVTV khác nhau; sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách), bảo đảm thời gian cách ly.