Nông dân "chịu chơi", bỏ tiền túi đi lưu diễn... dân ca
- Thứ hai - 02/06/2014 21:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hát trên sóng điện thoại
Nắng mùa hè đốt cháy da người, những đồi vải thiều ngút tầm mắt ở huyện Lục Ngạn đang hứng chịu đợt khô hạn gay gắt... Vậy mà bà con nông dân vẫn hăng say lao động và trong phút nghỉ ngơi, mọi người lại được “tắm mát” bằng những câu ca ngọt ngào, mộc mạc. Bà con hát trên nương, trên đường về nhà, và cả ngân nga qua điện thoại cho đồng bào ở nhiều tỉnh cùng nghe.
Ông Lâm Minh Sập- Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Hát dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao kể rằng: “Hơn 20 năm trước, người Sán Chí di cư vào Đăk Lăk làm kinh tế, hiện có hơn 300 người dân tộc này quê Bắc Giang sinh sống. Mong ước được nghe những câu hát mà tổ tiên đã sáng tạo luôn thường trực trong những người xa quê. Vài năm trước, thông qua Ban liên lạc các CLB Hát dân ca của huyện, ông Sập đã “bắt sóng” với bà con trong Tây Nguyên, xin số điện thoại và từ đó kết bạn với nhau”.
Tuy nhiên do cách xa về địa lý, không thể “mặt đối mặt” để hát nên họ dùng điện thoại để truyền tải các câu hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cho nhau nghe. Những đêm trăng, mọi người tập trung tại nhà ông chủ nhiệm CLB, điện thoại của ai cũng nóng ran bởi những cuộc hát kéo dài tới vài chục phút, họ kết nối với người Sán Chí ở nhiều nơi và cứ hát được khoảng 1 giờ thì đầu dây bên kia sẽ gọi lại nên sự tốn kém được... chia đều. Thấy chúng tôi băn khoăn về việc cước điện thoại, ông Sập bảo: “Giá trị tinh thần còn lớn hơn rất nhiều, anh em trong CLB thường chờ những dịp nhà mạng khuyến mại để nạp tiền nên cũng tiết kiệm được phần nào”.
Còn ông Nguyễn Văn An- Chủ nhiệm CLB Dân ca Sán Dìu xã Giáp Sơn, đồng thời là Trưởng ban liên lạc các CLB hát dân ca của huyện khẳng định: “Nhiều người trong CLB chúng tôi phải trả cước điện thoại tới 700.000 đồng/tháng, tốn kém là thế nhưng một khi đã kết bạn với nhau thì không tiếc gì”. Cũng theo ông An, người Sán Dìu sinh sống ở nhiều nơi trong nước, tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng có điều kiện gặp gỡ và hát cho nhau nghe nên cứ vài hôm, thấy nhớ nhau thì bắc điện thoại hỏi thăm sức khỏe và hát giao lưu vài giờ đồng hồ với các CLB hát dân ca Sán Dìu tại Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Bình Liêu (Quảng Ninh)…
Lưu diễn hát dân ca
Được chứng kiến những buổi hát dân ca ở Lục Ngạn mới thấy hết niềm say mê, nhiệt huyết của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dù không hiểu những ca từ trong các làn điệu ấy nhưng phần nào chúng tôi đã cảm nhận được sự mượt mà, tha thiết qua những âm hưởng, tiết tấu mộc mạc. Cũng là một chuyện rất khó tin khi một CLB hát dân ca cấp xã mỗi năm tổ chức hát giao lưu ngoài tỉnh đến 6 lần, mỗi lần đi vài ngày với kinh phí hoàn toàn của cá nhân đóng góp.
Điển hình cách đây 5 ngày, 20 thành viên CLB Hát dân ca Sán Dìu xã Quý Sơn đã có chuyến “lưu diễn” theo diện “khách mời” của CLB xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ông Vi Văn Chiến- Chủ nhiệm CLB kể: “Mỗi đợt đi như thế, mọi người được mở rộng tầm nhìn về cách thức tổ chức sinh hoạt CLB, sưu tầm thêm làn điệu, phương pháp sáng tác, thể hiện bài hát, đồng thời tăng tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu. Khi đã trở thành bạn thì mỗi khi có việc đại sự chúng tôi đều mời nhau đến gặp gỡ, giao lưu và hát thâu đêm suốt sáng”.
Tương tự, cuối tháng 5 vừa qua, CLB hát dân ca Sán Dìu xã Giáp Sơn cũng vừa có chuyến đi hát giao lưu tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Hay như 2 tuần trước, CLB Hát dân ca Nùng xã Tân Hoa tổ chức hát giao lưu tại Hữu Lũng (Lạng Sơn), trước đó đã đi hát tại Cao Bằng…
Lục Ngạn là địa phương có số CLB hát dân ca dân tộc thiểu số nhiều nhất tỉnh, qua đó tạo dựng phong trào văn hóa, văn nghệ khá sôi nổi. Ông Đặng Minh Tuy- Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thể thao huyện cho biết: “Không chỉ giao lưu với các CLB hát dân ca trong tỉnh, nhiều CLB tổ chức giao lưu tại các tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc...
Điều này càng khẳng định rằng, ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào rất đáng trân trọng. Những năm qua UBND huyện Lục Ngạn đã có chính sách hỗ trợ kinh phí, chuyên môn cho các CLB hát dân ca thành lập mới”. Huyện cũng thành lập Ban liên lạc các CLB hát dân ca, qua đó để các CLB giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn văn hóa, đồng thời là dịp thể hiện bản sắc dân tộc mình, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Cùng với đó, huyện đã mở các lớp dạy tiếng dân tộc, dạy hát, múa các làn điệu dân ca truyền thống như sli, lượn, then, soong hao, thường xuyên tổ chức các hội diễn, hội thi văn nghệ, ngày hội văn hóa các dân tộc… Thời gian tới công tác này sẽ tiếp tục được địa phương đẩy mạnh hơn nữa.
Nắng mùa hè đốt cháy da người, những đồi vải thiều ngút tầm mắt ở huyện Lục Ngạn đang hứng chịu đợt khô hạn gay gắt... Vậy mà bà con nông dân vẫn hăng say lao động và trong phút nghỉ ngơi, mọi người lại được “tắm mát” bằng những câu ca ngọt ngào, mộc mạc. Bà con hát trên nương, trên đường về nhà, và cả ngân nga qua điện thoại cho đồng bào ở nhiều tỉnh cùng nghe.
Ông Lâm Minh Sập- Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Hát dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao kể rằng: “Hơn 20 năm trước, người Sán Chí di cư vào Đăk Lăk làm kinh tế, hiện có hơn 300 người dân tộc này quê Bắc Giang sinh sống. Mong ước được nghe những câu hát mà tổ tiên đã sáng tạo luôn thường trực trong những người xa quê. Vài năm trước, thông qua Ban liên lạc các CLB Hát dân ca của huyện, ông Sập đã “bắt sóng” với bà con trong Tây Nguyên, xin số điện thoại và từ đó kết bạn với nhau”.
Một tiết mục hát đối đáp dân ca Sán Dìu của CLB hát dân ca xã Quý Sơn trong một chương trình giao lưu nghệ thuật.
Tuy nhiên do cách xa về địa lý, không thể “mặt đối mặt” để hát nên họ dùng điện thoại để truyền tải các câu hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cho nhau nghe. Những đêm trăng, mọi người tập trung tại nhà ông chủ nhiệm CLB, điện thoại của ai cũng nóng ran bởi những cuộc hát kéo dài tới vài chục phút, họ kết nối với người Sán Chí ở nhiều nơi và cứ hát được khoảng 1 giờ thì đầu dây bên kia sẽ gọi lại nên sự tốn kém được... chia đều. Thấy chúng tôi băn khoăn về việc cước điện thoại, ông Sập bảo: “Giá trị tinh thần còn lớn hơn rất nhiều, anh em trong CLB thường chờ những dịp nhà mạng khuyến mại để nạp tiền nên cũng tiết kiệm được phần nào”.
Còn ông Nguyễn Văn An- Chủ nhiệm CLB Dân ca Sán Dìu xã Giáp Sơn, đồng thời là Trưởng ban liên lạc các CLB hát dân ca của huyện khẳng định: “Nhiều người trong CLB chúng tôi phải trả cước điện thoại tới 700.000 đồng/tháng, tốn kém là thế nhưng một khi đã kết bạn với nhau thì không tiếc gì”. Cũng theo ông An, người Sán Dìu sinh sống ở nhiều nơi trong nước, tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng có điều kiện gặp gỡ và hát cho nhau nghe nên cứ vài hôm, thấy nhớ nhau thì bắc điện thoại hỏi thăm sức khỏe và hát giao lưu vài giờ đồng hồ với các CLB hát dân ca Sán Dìu tại Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Bình Liêu (Quảng Ninh)…
Lưu diễn hát dân ca
Được chứng kiến những buổi hát dân ca ở Lục Ngạn mới thấy hết niềm say mê, nhiệt huyết của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dù không hiểu những ca từ trong các làn điệu ấy nhưng phần nào chúng tôi đã cảm nhận được sự mượt mà, tha thiết qua những âm hưởng, tiết tấu mộc mạc. Cũng là một chuyện rất khó tin khi một CLB hát dân ca cấp xã mỗi năm tổ chức hát giao lưu ngoài tỉnh đến 6 lần, mỗi lần đi vài ngày với kinh phí hoàn toàn của cá nhân đóng góp.
Điển hình cách đây 5 ngày, 20 thành viên CLB Hát dân ca Sán Dìu xã Quý Sơn đã có chuyến “lưu diễn” theo diện “khách mời” của CLB xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ông Vi Văn Chiến- Chủ nhiệm CLB kể: “Mỗi đợt đi như thế, mọi người được mở rộng tầm nhìn về cách thức tổ chức sinh hoạt CLB, sưu tầm thêm làn điệu, phương pháp sáng tác, thể hiện bài hát, đồng thời tăng tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu. Khi đã trở thành bạn thì mỗi khi có việc đại sự chúng tôi đều mời nhau đến gặp gỡ, giao lưu và hát thâu đêm suốt sáng”.
Tương tự, cuối tháng 5 vừa qua, CLB hát dân ca Sán Dìu xã Giáp Sơn cũng vừa có chuyến đi hát giao lưu tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Hay như 2 tuần trước, CLB Hát dân ca Nùng xã Tân Hoa tổ chức hát giao lưu tại Hữu Lũng (Lạng Sơn), trước đó đã đi hát tại Cao Bằng…
Đến nay toàn huyện Lục Ngạn có 21 CLB hát dân ca, trong đó 9 CLB dân ca dân tộc Sán Dìu, 7 CLB dân ca dân tộc Nùng, 2 CLB hát dân ca Sán Chí, 2 CLB hát then dân tộc Tày, 1 CLB hát dân ca Cao La. Trung bình mỗi CLB có 30 thành viên. |
Điều này càng khẳng định rằng, ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào rất đáng trân trọng. Những năm qua UBND huyện Lục Ngạn đã có chính sách hỗ trợ kinh phí, chuyên môn cho các CLB hát dân ca thành lập mới”. Huyện cũng thành lập Ban liên lạc các CLB hát dân ca, qua đó để các CLB giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn văn hóa, đồng thời là dịp thể hiện bản sắc dân tộc mình, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Cùng với đó, huyện đã mở các lớp dạy tiếng dân tộc, dạy hát, múa các làn điệu dân ca truyền thống như sli, lượn, then, soong hao, thường xuyên tổ chức các hội diễn, hội thi văn nghệ, ngày hội văn hóa các dân tộc… Thời gian tới công tác này sẽ tiếp tục được địa phương đẩy mạnh hơn nữa.
Nguồn: danviet.vn