Văn hóa nông thôn mới cần bàn tới

Văn hóa nông thôn mới cần bàn tới
Chiều 4/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm “Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới”.
 
 
 
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện 
các chính sách, pháp luật về xây dựng nông thôn mới
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan văn nghệ thể thao quần chúng, triển lãm ảnh và tọa đàm các xã xây dựng nông thôn mới năm 2013 khu vực miền Trung - Tây Nguyên, diễn ra tại Thanh Hóa.

Hầu hết các tham luận tại buổi tọa đàm đều nhấn mạnh đến việc cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về xây dựng nông thôn mới, trong đó có việc phát triển văn hóa nông thôn mới. 
 
Các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung, chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, cũng như về chủ trương, nội dung, giải pháp vận động toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 
 
Các địa phương cần g ắn việc xây dựng nông thôn mới với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", trong đó có các nội dung, tiêu chí để công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường đạt chuẩn văn minh đô thị. 
 
Ngành văn hóa các cấp cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong giai đoạn mới, làm tốt việc biểu dương, học tập trao đổi kinh nghiệm thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới giữa các tỉnh, thành phố, các địa phương. 
 
Các địa phương cũng cần đ ẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, các hoạt động thể dục thể thao, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Việc xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới nhằm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư; Nhà nước, đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, đưa ra những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hóa nông thôn mới. 
 
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nội dung về xây dựng đời sống văn hóa được cụ thể trong 2 tiêu chí "Văn hóa" và "Cơ sở vật chất văn hóa". 
 
Đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện xã hội hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhiều nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng ở các khu dân cư đã được xây mới hoặc sửa chữa. Cả nước đã có gần 60 nghìn nhà văn hóa ở các khu dân cư, có trên 1,3 triệu "Người tốt, việc tốt" được biểu dương ở các cấp, hơn 16 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa và hơn 65 nghìn khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa.

Tuy nhiên, theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, việc xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới vẫn gặp khá nhiều khó khăn như: Kết quả đạt được chậm so với mục tiêu đặt ra. Nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới còn hạn hẹp. Thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn còn thiếu và yếu. 
 
Chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi chưa đảm bảo, chạy theo thành tích. Việc công nhận thôn, làng, ấp, bản văn hóa ở một số địa phương gặp khó khăn, một số tiêu chí cụ thể chưa phù hợp với địa phương.

Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương phong tục tập quán còn lạc hậu, nặng nề, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số. Một số nơi xây dựng hoặc đã có Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã, nhưng cán bộ chưa được bố trí, chế độ thù lao chưa có. Việc thực hiện xã hội hóa xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới còn nhiều khó khăn./.


Hoa Mai
 

Theo tamnhin.net