Gia đình giáo dân đi đầu trong xây dựng gia đình văn hóa, hiếu học
- Chủ nhật - 11/08/2013 11:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Đính sinh năm 1940 trong một gia đình giáo dân giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Năm 1968, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Trần Phúc Đính nối tiếp truyền thống gia đình, quê hương, tự nguyện lên đường tham gia chiến đấu. Trong một trận đánh tại chiến trường Quảng Trị khốc liệt, ông bị thương nặng ở chân và cánh tay, ông được điều chuyển ra Bắc điều trị. Năm 1969, sau khi phục viên trở lại quê nhà, ông đã bén duyên và lập gia đình với Nguyễn Thị Lạc - người con gái dịu hiền, nết na, chịu thương, chịu khó, là giáo viên trường huyện.
Cuộc sống đối với một gia đình trẻ bước đầu còn chồng chất những khó khăn, cả vùng đất đang bị ngập mặn, làm ruộng vất vả quanh năm chẳng đủ ăn, cuộc sống vốn đã khó khăn cho những người khỏe mạnh nhưng đối với ông lại càng khó hơn khi rời chiến trường với thương binh hạng ¼, cánh tay và bắp chân thường xuyên bị phù nề, lở loét, đau nhức, bốc mùi hôi. Ông ngậm ngùi chia sẻ: “Vết thương chiến tranh hơn 40 năm vẫn không chịu lành, nó thường xuyên bị phù, lở loét, đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Đợt tháng 5/2010, tôi ra bênh viện 103 để mổ vết thương ở chân, giờ đã đỡ đau nhức và không bị lở loét như trước nữa”. Nhưng với phẩm chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ” được tôi luyện trong chiến đấu, cùng với động lực từ người vợ chịu thương, chịu khó, ông đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để sống được và sống tốt.
Với đồng lương ít ỏi của ông bà, ông tranh thủ làm thêm đủ nghề để kiếm sống từ làm ruộng, chăn nuôi, thợ mộc, đánh cá… mong sao kiếm được đủ tiền cho con ăn học bởi đối với ông - con cái là tất cả. Ông quan niệm: “Lo cho con ăn học để nên thân con người, để có trình độ mà lập nghiệp, có trình độ để hiểu được sai trái, từ đó để thành người có ích cho gia đình, cho xã hội”.
Hiểu được sự bươn chải, vất vả của cha mẹ, 7 người con của ông bà, 5 trai, 2 gái đều là những người con ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi, trong đó 5 người con đều đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, người con út vừa dự thi vào trường Đại học Vinh.
Ông Đính cười hóm hỉnh khi nghe chúng tôi hỏi về phương pháp dạy con ngoan và chia sẻ: “Tôi chẳng có phương pháp nào bằng tình thương và sự dạy bảo ân cần. Lo cho con từ vỡ lòng lo lên, vỡ lòng giỏi thì cấp một giỏi, cấp một giỏi thì cấp hai giỏi…”, ông nói thêm: “Dạy con ít khi tôi đập đánh nặng tay, nếu có đánh chỉ dùng roi mây đánh vào mông chúng nó khi còn nhỏ, lớn lên thì chỉ bảo ân cần, cha con ngồi lại với nhau nói chuyện, thuyết phục, làm gương cho chúng nó noi theo”.
Ông Đính còn cho biết, việc học của con cái rất quan trọng, ông xây dựng riêng một ngôi nhà có phòng học riêng biệt để các con có không gian học, tự học. Trong phòng học có đầy đủ vật dụng học tập và giường chiếu, tạo không gian yên tĩnh cho con học bài tốt hơn. Hàng năm, mỗi dịp Tết đến xuân về, ông bà tập hợp tất cả anh em, con cháu trong nhà, cùng nhau ôn lại, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, động viên con cháu, đứa thì cuốn sách, cuốn vở, cây bút, đứa thì gói quà nho nhỏ để tiếp tục cố gắng học tập, sống “tốt đời đẹp đạo”, xây dựng cuộc sống ấm no.
Không chỉ thuận hòa trong gia đình, ông bà còn được bà con lối xóm kính trọng, tin yêu. Sống đúng mực, thường xuyên quan tâm, thăm hỏi bà con lối xóm, ai có công chuyện gì ông cũng sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Không phân biệt giáo dân hay lương dân mà đối xử công bằng bình đẳng, thương yêu nhau.
Đã nhiều năm nay, gia đình ông bà liên tục được các cấp từ thị trấn Nghèn đến cấp Trung ương công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình hiếu học tiêu biểu. Từ năm 2006 đến nay, riêng năm 2013 được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vì đã có thành tích trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh chứng nhận đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu” giai đoạn 2011-2013.
Nhìn ngôi nhà tương đối khang trang, đầy đủ mới thấy được sự tằn tiện, tích góp và vươn lên trong cuộc sống của gia đình giáo dân Trần Phúc Đính. Gia đình ông bà luôn là tấm gương sáng về nuôi dạy con ngoan, gia đình văn hóa trên bước đường xây dựng cuộc sống ấm no, gia đình hạnh phúc, của đồng bào giáo dân nói riêng và của toàn xã hội nói chung trong cuộc sống hôm nay.
Cuộc sống đối với một gia đình trẻ bước đầu còn chồng chất những khó khăn, cả vùng đất đang bị ngập mặn, làm ruộng vất vả quanh năm chẳng đủ ăn, cuộc sống vốn đã khó khăn cho những người khỏe mạnh nhưng đối với ông lại càng khó hơn khi rời chiến trường với thương binh hạng ¼, cánh tay và bắp chân thường xuyên bị phù nề, lở loét, đau nhức, bốc mùi hôi. Ông ngậm ngùi chia sẻ: “Vết thương chiến tranh hơn 40 năm vẫn không chịu lành, nó thường xuyên bị phù, lở loét, đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Đợt tháng 5/2010, tôi ra bênh viện 103 để mổ vết thương ở chân, giờ đã đỡ đau nhức và không bị lở loét như trước nữa”. Nhưng với phẩm chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ” được tôi luyện trong chiến đấu, cùng với động lực từ người vợ chịu thương, chịu khó, ông đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để sống được và sống tốt.
Với đồng lương ít ỏi của ông bà, ông tranh thủ làm thêm đủ nghề để kiếm sống từ làm ruộng, chăn nuôi, thợ mộc, đánh cá… mong sao kiếm được đủ tiền cho con ăn học bởi đối với ông - con cái là tất cả. Ông quan niệm: “Lo cho con ăn học để nên thân con người, để có trình độ mà lập nghiệp, có trình độ để hiểu được sai trái, từ đó để thành người có ích cho gia đình, cho xã hội”.
Hiểu được sự bươn chải, vất vả của cha mẹ, 7 người con của ông bà, 5 trai, 2 gái đều là những người con ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi, trong đó 5 người con đều đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, người con út vừa dự thi vào trường Đại học Vinh.
Ông Đính cười hóm hỉnh khi nghe chúng tôi hỏi về phương pháp dạy con ngoan và chia sẻ: “Tôi chẳng có phương pháp nào bằng tình thương và sự dạy bảo ân cần. Lo cho con từ vỡ lòng lo lên, vỡ lòng giỏi thì cấp một giỏi, cấp một giỏi thì cấp hai giỏi…”, ông nói thêm: “Dạy con ít khi tôi đập đánh nặng tay, nếu có đánh chỉ dùng roi mây đánh vào mông chúng nó khi còn nhỏ, lớn lên thì chỉ bảo ân cần, cha con ngồi lại với nhau nói chuyện, thuyết phục, làm gương cho chúng nó noi theo”.
Ông Đính còn cho biết, việc học của con cái rất quan trọng, ông xây dựng riêng một ngôi nhà có phòng học riêng biệt để các con có không gian học, tự học. Trong phòng học có đầy đủ vật dụng học tập và giường chiếu, tạo không gian yên tĩnh cho con học bài tốt hơn. Hàng năm, mỗi dịp Tết đến xuân về, ông bà tập hợp tất cả anh em, con cháu trong nhà, cùng nhau ôn lại, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, động viên con cháu, đứa thì cuốn sách, cuốn vở, cây bút, đứa thì gói quà nho nhỏ để tiếp tục cố gắng học tập, sống “tốt đời đẹp đạo”, xây dựng cuộc sống ấm no.
Không chỉ thuận hòa trong gia đình, ông bà còn được bà con lối xóm kính trọng, tin yêu. Sống đúng mực, thường xuyên quan tâm, thăm hỏi bà con lối xóm, ai có công chuyện gì ông cũng sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Không phân biệt giáo dân hay lương dân mà đối xử công bằng bình đẳng, thương yêu nhau.
Đã nhiều năm nay, gia đình ông bà liên tục được các cấp từ thị trấn Nghèn đến cấp Trung ương công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình hiếu học tiêu biểu. Từ năm 2006 đến nay, riêng năm 2013 được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vì đã có thành tích trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh chứng nhận đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu” giai đoạn 2011-2013.
Nhìn ngôi nhà tương đối khang trang, đầy đủ mới thấy được sự tằn tiện, tích góp và vươn lên trong cuộc sống của gia đình giáo dân Trần Phúc Đính. Gia đình ông bà luôn là tấm gương sáng về nuôi dạy con ngoan, gia đình văn hóa trên bước đường xây dựng cuộc sống ấm no, gia đình hạnh phúc, của đồng bào giáo dân nói riêng và của toàn xã hội nói chung trong cuộc sống hôm nay.
Đạt Võ -Trần Mơ
Nguồn: canloc.gov.vn
Nguồn: canloc.gov.vn