Hội thảo giới thiệu kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản Hà Tĩnh đạt được mục tiêu đặt ra
- Thứ ba - 25/06/2019 23:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 25/6/2019, Hội Nông dân Hà Tĩnh phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh, Sở Công Thương và Tổ chức Trồng và khai thác rừng Đan Mạch (DFE) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản Hà Tĩnh. Về dự hội thảo có các đồng chí: Bùi Nhân Sâm - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trần Huy Oánh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh, Nguyễn Đình Lộc- Phó Giám đốc Sở Công Thương, địa diện các sở, ban, ngành, các hội quần chúng, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã; đại diện Siêu thị C.oop Mart, Vin Mart và một số doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cá nhân sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, trong những năm qua, thực hiện Nghị Quyết 26-NQ/TW của BCH Trung ương (khóa X) và Nghị quyết 08-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp như: Nghị quyết 90, 91, 32, 123 của HĐND tỉnh và Quyết định số 62, 67, 26, 18 của UBND tỉnh... Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh đã phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng cao đã phát triển nhanh và trở thành những sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, mang lại nguồn thu lớn như: lợn; bò; hươu; tôm; rau, củ, quả công nghệ cao; Cam Khe Mây, Thượng Lộc, Hương Sơn; Bưởi Phúc Trạch; Nước mắm Lạch Kèn, Phú Khương; Nem chua Ý Bình, Cu đơ Cầu Phủ, Phong Nga; Bánh đa nem Thuận Kỷ....
Xác định được tầm quan trọng của việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho hội viên, nông dân, thời gian qua Hội Nông dân Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền các chính sách, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho tỉnh tổ chức lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 1 năm 2017, lần thứ 2 năm 2018 và Chương trình OCOP. Hội Nông dân các cấp đã tích cực vận động hội viên, nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, có truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Thường xuyên có gian hàng tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Cửa hàng nông sản an toàn của Trung tâm Hỗ trợ Nông dân đã trở thành chổ dựa tin cậy của người sản xuất và tiêu dùng; thường xuyên giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh ra thị trường, thực hiện có hiệu quả kết nối tiêu thụ các sản phẩm rau, củ quả; thịt lợn và cá nhằm giảm bớt những khó khăn cho hội viên, nông dân trong những thời điểm giá thịt lợn hơi giảm mạnh và ảnh hưởng của sự cố môi trường biển...
Có thể khẳng định rằng, hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Hội Nông dân Hà Tĩnh những năm qua đã đạt được những kết quả khá toàn diện, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Tuy nhiên, sản xuất càng phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú, thì nhu cầu giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm càng cao; thị trường tiêu thụ càng lớn và đầu ra cho các sản phẩm phải ổn định, giá cả phải hợp lý. Một thực tế đặt ra là: trong những năm qua bà con nông dân Hà Tĩnh vẫn đang loay hoay với bài toán “Được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”, nhiều sản phẩm có chất lượng của nông dân Hà Tĩnh chưa được thị trường biết đến. Việc hỗ trợ hội viên, nông dân tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ cácsản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khó khăn và bất cập, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa được phát huy mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc và hạn chế yếu kém nêu trên, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh và Sở Công Thương tổ chức hội thảo.
Tại hội thảo đã làm rõ được những yêu cầu và biện pháp thực hiện hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của hội viên, nông dân cũng như nhu cầu của thị trường; khắc phục được tình trạng thiếu sản phẩm đạt chất lượng cho xuất khẩu, đưa vào các siêu thị; người tiêu dùng loay hoay tìm sản phẩm có nguồn ngốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đã đề xuất các giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân. Từng bước giải quyết tốt vấn đề bất cập hiện nay là người dân sản xuất dư thừa một số sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại thiếu các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng để thu mua. Một số ý kiến đã đề xuất các giải pháp, cách làm hiệu quả nhằm phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp về hỗ trợ vốn, tư vấn sản xuất, chuyển giao các tiến bộ KHKT, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tích cực tham gia hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã có năng lực từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn, có thương hiệu và uy tín; kết nối tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình OCOP. Một số ý kiến nêu lên những khó khăn trong tiếp cận các chính sách của tỉnh, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách liên quan đến khuyến khích sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để các chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, phù hợp hơn với thực tiễn.
Có thể khẳng định hội thảo đã đạt được mục đích của các đơn vị đồng tổ chức và mong đợi của các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã và các cá nhân về dự hội thảo. Vấn đề còn lại là các cấp Hội Nông dân phải làm sao để phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người dân sản xuất các sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường; đông thời kết nối, hỗ trợ, giúp các tổ hợp tác, hợp tác xã, bà con nông dân sản xuất có quy mô lớn giải quyết tốt việc thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhà.
Xác định được tầm quan trọng của việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho hội viên, nông dân, thời gian qua Hội Nông dân Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền các chính sách, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho tỉnh tổ chức lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 1 năm 2017, lần thứ 2 năm 2018 và Chương trình OCOP. Hội Nông dân các cấp đã tích cực vận động hội viên, nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, có truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Thường xuyên có gian hàng tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Cửa hàng nông sản an toàn của Trung tâm Hỗ trợ Nông dân đã trở thành chổ dựa tin cậy của người sản xuất và tiêu dùng; thường xuyên giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh ra thị trường, thực hiện có hiệu quả kết nối tiêu thụ các sản phẩm rau, củ quả; thịt lợn và cá nhằm giảm bớt những khó khăn cho hội viên, nông dân trong những thời điểm giá thịt lợn hơi giảm mạnh và ảnh hưởng của sự cố môi trường biển...
Có thể khẳng định rằng, hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Hội Nông dân Hà Tĩnh những năm qua đã đạt được những kết quả khá toàn diện, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Tuy nhiên, sản xuất càng phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú, thì nhu cầu giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm càng cao; thị trường tiêu thụ càng lớn và đầu ra cho các sản phẩm phải ổn định, giá cả phải hợp lý. Một thực tế đặt ra là: trong những năm qua bà con nông dân Hà Tĩnh vẫn đang loay hoay với bài toán “Được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”, nhiều sản phẩm có chất lượng của nông dân Hà Tĩnh chưa được thị trường biết đến. Việc hỗ trợ hội viên, nông dân tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ cácsản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khó khăn và bất cập, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa được phát huy mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc và hạn chế yếu kém nêu trên, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh và Sở Công Thương tổ chức hội thảo.
Tại hội thảo đã làm rõ được những yêu cầu và biện pháp thực hiện hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của hội viên, nông dân cũng như nhu cầu của thị trường; khắc phục được tình trạng thiếu sản phẩm đạt chất lượng cho xuất khẩu, đưa vào các siêu thị; người tiêu dùng loay hoay tìm sản phẩm có nguồn ngốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đã đề xuất các giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân. Từng bước giải quyết tốt vấn đề bất cập hiện nay là người dân sản xuất dư thừa một số sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại thiếu các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng để thu mua. Một số ý kiến đã đề xuất các giải pháp, cách làm hiệu quả nhằm phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp về hỗ trợ vốn, tư vấn sản xuất, chuyển giao các tiến bộ KHKT, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tích cực tham gia hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã có năng lực từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn, có thương hiệu và uy tín; kết nối tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình OCOP. Một số ý kiến nêu lên những khó khăn trong tiếp cận các chính sách của tỉnh, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách liên quan đến khuyến khích sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để các chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, phù hợp hơn với thực tiễn.
Có thể khẳng định hội thảo đã đạt được mục đích của các đơn vị đồng tổ chức và mong đợi của các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã và các cá nhân về dự hội thảo. Vấn đề còn lại là các cấp Hội Nông dân phải làm sao để phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người dân sản xuất các sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường; đông thời kết nối, hỗ trợ, giúp các tổ hợp tác, hợp tác xã, bà con nông dân sản xuất có quy mô lớn giải quyết tốt việc thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhà.
Theo Minh Trí/hoinongdanhatinh.vn