Khát vọng làm giàu của chàng sinh viên trẻ
- Thứ sáu - 15/03/2013 09:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Anh Tiếp tu sửa công cụ cho sản xuất vụ Xuân
Tham quan trang trại của anh Trần Văn Tiếp ít ai nghĩ rằng chủ trang trại rộng 15.000 m2 tại xã Vượng Lộc lại được tạo lập từ quyết tâm, nghị lực của một chàng trai sinh viên trẻ sinh năm 1988.
Sau khi tốt nghiệp THPT, cũng như bạn bè cùng trang lứa mong muốn được bước vào cánh cửa đại học. Và rồi niềm mơ ước ấy cũng trở thành hiện thực khi anh cầm giấy trúng tuyển đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Lên mạng, được đọc, tham khảo về những mô hình kinh tế hiệu quả cuả thanh niên lòng anh lại mong ước một ngày nào đó mình cũng sẽ là ông chủ của một trang trại như thế. Kiến thức cứ ngày một nhiều và suy nghĩ của chàng sinh viên trẻ càng chín chắn và nhiều trăn trở hơn. Những lúc về quê, thấy được cuộc sống vất vả của gia đình và những người hàng xóm anh thấy rất buồn, không khỏi xót xa trong khi vùng đất mình cũng là một vùng đất có tiềm năng để phát triển. Thế là anh đã quyết tâm vận động gia đình đầu tư vốn, thuê nhân công đào ao thả cá với diện tích 7.500 m2. Đầu năm 2012, sau khi tốt nghiệp Đại học xong, anh đã quyết định trở về mảnh đất mình sinh ra để tạo lập sự nghiêp, mở rộng mô hình kinh doanh vốn có của gia đình. Chưa bằng lòng với diện tích 7.500 m2 , anh đã mạnh dạn vay vốn, thuê và mở rộng thêm quy mô trang trại lên 15.000 m2 hình thành trang trại kinh tế chăn nuôi tổng hợp: Cá - lúa - vịt - lợn và một số rau màu khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất của gia đình và địa phương.
Đàn vịt trong trang trại của anh Tiếp
Trao đổi với anh, chúng tôi được biết: Trong dịp tết Nguyên Đán này anh sẽ cho xuất chuồng 200 con lợn thịt, 1.500 con vịt thương phẩm và 3 tấn cá các loại: trắm đen, chép, rô phi đơn tính, trôi, ...ngoài ra còn có 300 con gà và 1.000 con vịt đẻ trứng và 5 con bò. Tổng thu nhập khoảng 230 triệu đồng. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho 4 lao động với thu nhập 3 triệu đồng/tháng.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải đầu tư khoảng 300 triệu đồng để tu bổ và khoanh vùng lại trang trại của mình. Bên cạnh việc đầu tư về vốn, anh Tiếp còn phải tự mình tìm đến các mô hình có hiệu quả trên địa bàn huyện, tỉnh học tập kinh nghiệm cũng như kĩ thuật nuôi thả các loài thủy sản, gia súc, gia cầm. Anh luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Đoàn xã, Huyện đoàn và các tổ chức đoàn thể tổ chức, tìm đến Trung tâm Giống cây trồng huyện để trau dồi kiến thức.
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ từ Huyện đoàn anh sẽ được tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Đoàn, Ngân hàng CSXH của huyện, tỉnh để tiếp tục mở rộng thêm quy mô trang trại theo như dự định của anh.
Để giúp các đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, hiện nay Huyện Đoàn Can Lộc đang tổ chức rà soát thống kê các mô hình kinh tế của thanh niên để phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan có phương án giúp đỡ về kỹ thuật, vốn sản xuất và hỗ trợ thành lập thêm nhiều mô hình kinh tế, trang trại cho đoàn viên thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế .
Sau khi tốt nghiệp THPT, cũng như bạn bè cùng trang lứa mong muốn được bước vào cánh cửa đại học. Và rồi niềm mơ ước ấy cũng trở thành hiện thực khi anh cầm giấy trúng tuyển đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Lên mạng, được đọc, tham khảo về những mô hình kinh tế hiệu quả cuả thanh niên lòng anh lại mong ước một ngày nào đó mình cũng sẽ là ông chủ của một trang trại như thế. Kiến thức cứ ngày một nhiều và suy nghĩ của chàng sinh viên trẻ càng chín chắn và nhiều trăn trở hơn. Những lúc về quê, thấy được cuộc sống vất vả của gia đình và những người hàng xóm anh thấy rất buồn, không khỏi xót xa trong khi vùng đất mình cũng là một vùng đất có tiềm năng để phát triển. Thế là anh đã quyết tâm vận động gia đình đầu tư vốn, thuê nhân công đào ao thả cá với diện tích 7.500 m2. Đầu năm 2012, sau khi tốt nghiệp Đại học xong, anh đã quyết định trở về mảnh đất mình sinh ra để tạo lập sự nghiêp, mở rộng mô hình kinh doanh vốn có của gia đình. Chưa bằng lòng với diện tích 7.500 m2 , anh đã mạnh dạn vay vốn, thuê và mở rộng thêm quy mô trang trại lên 15.000 m2 hình thành trang trại kinh tế chăn nuôi tổng hợp: Cá - lúa - vịt - lợn và một số rau màu khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất của gia đình và địa phương.
Đàn vịt trong trang trại của anh Tiếp
Để có được thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải đầu tư khoảng 300 triệu đồng để tu bổ và khoanh vùng lại trang trại của mình. Bên cạnh việc đầu tư về vốn, anh Tiếp còn phải tự mình tìm đến các mô hình có hiệu quả trên địa bàn huyện, tỉnh học tập kinh nghiệm cũng như kĩ thuật nuôi thả các loài thủy sản, gia súc, gia cầm. Anh luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Đoàn xã, Huyện đoàn và các tổ chức đoàn thể tổ chức, tìm đến Trung tâm Giống cây trồng huyện để trau dồi kiến thức.
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ từ Huyện đoàn anh sẽ được tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Đoàn, Ngân hàng CSXH của huyện, tỉnh để tiếp tục mở rộng thêm quy mô trang trại theo như dự định của anh.
Để giúp các đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, hiện nay Huyện Đoàn Can Lộc đang tổ chức rà soát thống kê các mô hình kinh tế của thanh niên để phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan có phương án giúp đỡ về kỹ thuật, vốn sản xuất và hỗ trợ thành lập thêm nhiều mô hình kinh tế, trang trại cho đoàn viên thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế .
Trần Bảo Ngọc
Theo canloc.gov.vn