Vào tổ hợp tác trồng nấm, thêm thu nhập và niềm tin
- Chủ nhật - 23/04/2017 22:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Niềm hy vọng với người khuyết tật
Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng được thành lập từ tháng 3.2016 với 7 thành viên, bao gồm 3 người bình thường và 4 người khuyết tật. Tất cả đều là người cùng thôn, cùng chung ý tưởng, đam mê trồng nấm. Tổ hợp tác bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn 230 triệu đồng, trong đó Dự án “Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh” (SRDP) hỗ trợ 115 triệu đồng, số còn lại do các thành viên đóng góp. Tổ hợp tác trồng nấm hình thành với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Đặc biệt, mô hình trồng nấm thắp lên niềm hy vọng cho những người khuyết tật có cơ hội thử sức làm giàu.
Ông Hồ Sỹ Quang - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng kiểm tra lứa nấm mới.
Ảnh: Trần Hiền
Từ chỗ sản xuất thử nghiệm ở quy mô nhỏ, qua nhiều đợt trồng nấm, Tổ hợp tác sản xuất nấm thôn Thuận Thăng đã dần mở rộng, khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp. Ông Nguyễn Thế Hải ở thôn Thuận Thăng, là người khuyết tật tham gia Tổ hợp tác chia sẻ: “Nhờ có Tổ hợp tác trồng nấm mà cuộc sống của gia đình tôi ổn định hơn rất nhiều. Tổ hợp tác đã cho chúng tôi công việc ổn định, thu nhập kha khá…”.
Hồi sinh nghề trồng nấm
Nhờ sự hỗ trợ nguồn lực và tư vấn hướng phát triển của dự án SRDP, các thành viên trong Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng được đi thực tế tại các cơ sở sản xuất; tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế nấm. Ông Hồ Sỹ Quang - Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: “Lứa đầu chúng tôi chỉ trồng 2 loại nấm chính là nấm sò và mộc nhỉ. Đây là 2 loại nấm phổ biến nhất và cũng được thị trường ưa chuộng, giá bán ra khá cao. Sau 3 tháng, Tổ hợp tác đã thu về hơn 8 tạ nấm sò và hơn 6 tạ mộc nhĩ”.
Theo kế hoạch, Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng sẽ mở rộng thêm 200m2 nhà xưởng trồng nấm; xây dựng thêm 1 xưởng trồng nấm mới. Theo đó, Tổ hợp tác sẽ thu hút thêm lao động nhàn rỗi, nhất là người khuyết tật…”. Ông Hồ Sỹ Quang -
|
Theo ông Mai Khắc Tám- Bí thư Đảng ủy xã Khánh Lộc, trồng nấm là nghề phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, tận dụng được các nguồn phế liệu trong nông nghiệp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Nấm thương phẩm là nguồn thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng nên được thị trường chấp nhận.
Trước đó 2 năm, mô hình trồng nấm không xa lạ ở xã Khánh Lộc. Trên địa bàn đã có 1 hợp tác xã với hàng chục hộ làm nghề. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, mô hình này đã tan rã dần. Bằng sự quyết tâm của người yêu nghề và sự hỗ trợ từ dự án SRPD, xã Khánh Lộc đã hồi sinh nghề trồng nấm bằng việc cho ra đời Tổ hợp tác thôn Thuận Thăng. Bắt đầu từ việc trồng thử nghiệm 100m2 với 3.800 bịch meo cho thu 7 tấn các loại/năm, đến nay Tổ hợp tác đã mở rộng quy mô 300m2 với hơn 14.000 bịch meo, doanh thu mỗi tháng hàng chục triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động, trong đó có nhiều người khuyết tật.
“Trồng nấm cần quan tâm đến kỹ thuật, nhất là khâu vệ sinh trước và sau khi thu hoạch. Ngoài nhiệt độ và ánh sáng hợp lý, nguồn nước tưới phải bảo đảm sạch sẽ, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, không được dùng nước bẩn. Ngoài ra, người trồng phải liên tục theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm, để xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường. Đó là những yêu cầu của Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng đối với người lao động. Bất kể ai là thành viên trong Tổ hợp tác đều phải nắm rõ những yêu cầu này…”- ông Hồ Sỹ Quang khẳng định.
Theo Trần Hiền/danviet.vn