HỘI THẢO ĐẦU BỜ SẢN XUẤT ỚT CAY CHỈ THIÊN XUẤT KHẨU TẠI ĐỨC THỌ

Sáng ngày 18/3, tại xã Đức La, UBND huyện phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Xuất nhập khẩu Nông lâm sản Thanh Hóa tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất ớt cay xuất khẩu liên kết vụ Đông Xuân 2017 – 2018. Vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018, huyện Đức Thọ gieo trồng 17,9 ha giống ớt cay chỉ thiên xuất khẩu tại các xã Đức Lạc, Đức Hòa, Đức Dũng, Bùi Xá, Đức La, Đức Tùng và xã Đức Châu. Số diện tích này đã được sản xuất tập trung thành vùng theo hợp đồng liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Hội thảo đã tổ chức tham quan mô hình điểm về vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt tại xã Đức La trên diện tích tập trung 2,5 ha

 Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận và đánh giá cao hiệu quả của mô hình. Qua tính toán hiệu quả kinh tế, giống ớt chỉ thiên xuất khẩu được sản xuất trong nước có chi phí mua giống thấp, phù hợp với chất đất và thời tiết trên đồng đất huyện Đức Thọ, năng suất có thể đạt 16 tấn/ha, lợi nhuận 129 triệu đồng/ha ( 10.000 m2 Trung bộ ). Nếu so sánh về hiệu quả kinh tế, sản xuất ớt cay xuất khẩu có hiệu quả cao gấp 7 lần sản xuất lúa.

          Các cơ sở sản xuất tham gia hội thảo đã có cơ hội trao đổi, cung cấp thông tin và kết nối cùng doanh nghiệp để lên kế hoạch sản xuất đại trà trong thời gian tới.

        Tại hội thảo, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Võ Công Hàm  khẳng định: Liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một xu thế tất yếu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tái cơ cấu sản xuất trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Trung tâm ƯDKHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi tiếp tục là cầu nối tích cực kết nối thông tin 2 chiều để tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người sản xuất trong theo giõi phòng trừ sâu bệnh và tưới tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ớt xuất khẩu trênđịa bàn.                         

 

Theo Ngọc Thanh/ductho.hatinh.gov.vn