TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÝ Y NĂM 2018.
- Thứ năm - 15/03/2018 10:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2017, và đầu năm 2018 trên địa bàn huyện Đức Thọ xảy ra 11 ổ dịch lở mồm long móng làm 154 con trâu bò ở các xã: Đức Lập, Đức An, Đức Lạng, Thái Yên, Đức Long, Tùng Ảnh, Đức Hòa, Thị Trấn, Bùi Xá, Đức Yên và Đức La bị mắc bệnh. Mặc dù đã kịp thời được khống chế và không lây lan ra diện rộng, nhưng nguy cơ tái phát dịch trong những năm sau là rất cao. Qua đó cho thấy công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, ý thức tiêm phòng cho đàn gia súc của người chăn nuôi chưa cao. Điều này thể hiện ở việc tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin đạt rất thấp. Tỷ lệ tiêm phòng lở mồm long móng đợt 1/2017 cho đàn trâu bò chỉ đạt 43,19%, tụ huyết trùng 50%. Đối với đàn lợn, mũi vắc xin dịch tả chỉ đạt 50%, tụ huyết trùng 48,62%. Tỷ lệ tiêm phòng các mũi đợt 2 cũng chỉ đạt từ 46% - 67%, xã cao nhất chưa đến 70%. Nhiều địa phương tỷ lệ tiêm phòng chỉ ở mức 16 – 43%. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ mặc dù đã được tăng cường, nhưng tỷ lệ gia súc đưa vào các lò giết mổ đạt thấp chỉ từ 35 – 40%.
Tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định những nguyên nhân, tồn tại trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm soát dịch bệnh và quản lý giết mổ do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao, việc gia súc xảy ra dịch bệnh chủ yếu tập trung ở các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ...
Kết luận hội nghị, Phó chủ tịch UBND huyện Đặng Giang Trung đề nghị: các xã, thị trấn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng, phấn đấu năm 2018 tiêm phòng đạt 100% số gia súc trong diện phải tiêm. Làm tốt công tác kiểm soát dịch, quản lý hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, kiên quyết xóa bỏ hoàn toàn các điểm mổ gia súc tại nhà. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm đạt hiệu quả cao./..
Theo Nam Thắng – Ngọc Luyến/ductho.hatinh.gov.vn