10 Năm thực hiện Luật Phòng Chống bạo lực gia đình - Vai trò và những thách thức đối Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Hương Khê
- Thứ tư - 26/09/2018 07:35
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong điều kiện hội nhập quốc tế.
10 Năm thực hiện Luật Phòng Chống bạo lực gia đình - Vai trò và những thách thức đối Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Hương Khê
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên, UBND huyện, Hội LHPN huyện Hương Khê đã xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa trách nhiệm theo quy định tại Điều 34 Luật phòng, chống bạo lực gia đình về Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để chỉ đạo các cấp Hội toàn huyện triển khai, thực hiện.
Sau 10 năm nhìn lại, việc triển khai thi hành luật của các cấp Hội LHPN huyện đạt được nhiều kết quả cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ huyện nhà trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần đáng kể giảm số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn huyện.Cụ thể như sau:
Hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp Hội trong toàn huyện quan tâm, tổ chức thường xuyên, thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó đáng chú ý là việc ban hành tài liêu sinh hoạt chi hội hàng tháng về về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, kiến thức nuôi dạy con, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, “Chia sẻ gánh vác công việc gia đình,...được đông đảo nhân cán bộ, hội viên phụ nữ huyện nhà. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về bạo lực gia đình đã nâng lên rõ rệt.
Hội LHPN huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN cơ sở tham mưu, đề nghị UBND xã, thị trấn ra quyết định thành lập mô hình “Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng qua đó kịp thời hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình có nơi tạm lánh và giúp đỡ các nhu cầu thiết yếu khác nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 232 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 22/22 xã, thị trấn thành lập được địa chỉ tin cậy.
Tại các cơ sở Hội còn thành lập và duy trì hoạt động của gần 100 mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Gia đình hạnh phúc”, phát động xây dựng 21/22 chi hội điểm đạt chi hội “5 không, 3 sạch”.... Nội dung sinh hoạt không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc trong phạm vi câu lạc bộ mà còn có ý nghĩa hỗ trợ công tác tuyên truyền sâu rộng tại cộng đồng dân cư, qua đó đã giúp cho công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở đạt hiệu quả.
Hướng đến mục tiêu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình, 10 năm qua, các cấp Hội toàn huyện đã thực hiện tốt công tác phối hợp tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm theo Đề an 295 của Chính phủ về Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm như Đề án 939 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”
Nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm Hội phụ nữ huyện tuyên truyền đến tận hội viên, phụ nữ về việc tổ chức bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương, đặc biệt năm nào Hội LHPN xã Hương Trạch tổ chức thành công Hội thi “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, phối hợp với nhãn hàng Knor tổ chức Hội nghị tuyên truyền về kỹ năng nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 9/2018 đã tổ chức 40 lớp tuyên truyền tại các xã, thị trấn và chi hội cho 3.000 lượt hội viên, phụ nữ về chuyên đề 5 không, 3 sạch, trong đó có nội dung: GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ BẠO LỰC
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, tuy nhiên Hội LHPN huyện Hương Khê cũng nhận định, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và các vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình như: việc tổ chức các hoạt động truyền thông quy mô lớn, chuyên sâu còn khó khăn, chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu là lồng ghép nên hiệu quả đạt được chưa cao; công tác phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc bạo lực gia đình trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn do nạn nhân bị bạo lực còn mặc cảm, e ngại, các thành viên gia đình còn che giấu, không kiên quyết tố giác hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt chính bản thân phụ nữ đang tạo ra rào cản lớn cho việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình, bởi tâm lý mặc cảm, sợ điều tiếng, cam chịu, vì con cái, vì cha mẹ đẻ, vì sợ xã hội, bà con chòm xóm dị nghị, vì không nỡ buông tay, không đủ bản lĩnh để “dứt áo ra đi”.... Tất cả đó đang tạo ra những bi kịch thương tâm đối với người phụ nữ, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp; định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong nhân dân; nhận thức của một bộ phận cán bộ, hội viên và nhân dân về bạo lực gia đình mới chỉ dừng lại ở các hành động bạo lực kiểu: “THƯỢNG CẲNG TAY HẠ CẲNG CHÂN”, ít người biết rằng việc Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều hành vi khác được quy định tại Điều 2 Luật PCBLGĐ quy đinh là các hành vi bạo lực gia đình.
Một tồn tại cần được chú ý nữa, trong thời gian qua vấn đề Bạo lực gia đình thường được xem là việc ở thôn quê, của người nông dân nhưng trên thực tế tình trạng BLGĐ đang ngày càng gia tăng ở tầng lớp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người thu nhập cao, gia đình trẻ,... Hình thức đa dạng, ngày càng tinh vi khó nhận diện.
Vai trò của các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hoạt động còn mang tính hình thức, chưa phát huy được bản chất của nó.
Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, diễn biến mâu thuẫntrong nội bộ từng gia đình hội viên, phụ nữ để có sự sẻ chia, cảm thông, tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời khi chưa đến mức bạo lực hoặc đã có bạo lực còn nhiều bất cập,hạn chế, thiếu tính thường xuyên, kịp thời.
Vì vậy, Để thể hiện rõ chức năng, vai trò của tổ chức Hội đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, tôi đề xuất:
Thứ nhất, trung đẩy mạnh công tác tham mưu với cấp ủy Đảng thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” và đẩy mạnh thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, đoàn viên, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương và cơ quan, doanh nghiệp.
Thứ hai, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; giáo dục truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên về nội dung cơ bản của Luật phòng chống bạo lực gia đình;
Phối hợp đưa tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, sinh hoạt Câu lạc bộ... cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ không bạo lực gia đình, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về pháp luật cho phụ nữ.
Chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch.
Thứ ba, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, với ngành Tư pháp, Công an để kịp thời phát hiện dấu hiệu, nguy cơ bạo lực gia đình để tuyên truyền, vận động, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.
Thứ tư, cần phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn, trang bị cho những kỹ năng cần thiết để “tự cứu mình” khi bạo lực xảy ra cho hội viên, phụ nữ.
Tóm lại, Phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Do đó, trước hết mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức xây dựng gia đình; các cấp, các ngành, các tổ chức, các đoàn thể và cộng đồng xã hội cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực thực hiện tốt Luật phòng chống Bạo lực gia đình, trong đó có vai trò của Hội LHPN trong việc tuyên truyền, giáo dục hội viên phụ nữ thực hiện tốt việc phòng chống bạo lực gia đình sẽ góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa, hãy để gia đình trở về đúng nghĩa của nó: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”, gia đình là tế bào của xã hội. Vậy nên toàn xã hội cần chung tay để xây dựng tế bào đó thành những tế bào khỏe mạnh góp phần xây dựng xã hội chúng ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ.
Sau 10 năm nhìn lại, việc triển khai thi hành luật của các cấp Hội LHPN huyện đạt được nhiều kết quả cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ huyện nhà trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần đáng kể giảm số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn huyện.Cụ thể như sau:
Hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp Hội trong toàn huyện quan tâm, tổ chức thường xuyên, thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó đáng chú ý là việc ban hành tài liêu sinh hoạt chi hội hàng tháng về về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, kiến thức nuôi dạy con, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, “Chia sẻ gánh vác công việc gia đình,...được đông đảo nhân cán bộ, hội viên phụ nữ huyện nhà. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về bạo lực gia đình đã nâng lên rõ rệt.
Hội LHPN huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN cơ sở tham mưu, đề nghị UBND xã, thị trấn ra quyết định thành lập mô hình “Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng qua đó kịp thời hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình có nơi tạm lánh và giúp đỡ các nhu cầu thiết yếu khác nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 232 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 22/22 xã, thị trấn thành lập được địa chỉ tin cậy.
Tại các cơ sở Hội còn thành lập và duy trì hoạt động của gần 100 mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Gia đình hạnh phúc”, phát động xây dựng 21/22 chi hội điểm đạt chi hội “5 không, 3 sạch”.... Nội dung sinh hoạt không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc trong phạm vi câu lạc bộ mà còn có ý nghĩa hỗ trợ công tác tuyên truyền sâu rộng tại cộng đồng dân cư, qua đó đã giúp cho công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở đạt hiệu quả.
Hướng đến mục tiêu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình, 10 năm qua, các cấp Hội toàn huyện đã thực hiện tốt công tác phối hợp tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm theo Đề an 295 của Chính phủ về Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm như Đề án 939 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”
Nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm Hội phụ nữ huyện tuyên truyền đến tận hội viên, phụ nữ về việc tổ chức bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương, đặc biệt năm nào Hội LHPN xã Hương Trạch tổ chức thành công Hội thi “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, phối hợp với nhãn hàng Knor tổ chức Hội nghị tuyên truyền về kỹ năng nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 9/2018 đã tổ chức 40 lớp tuyên truyền tại các xã, thị trấn và chi hội cho 3.000 lượt hội viên, phụ nữ về chuyên đề 5 không, 3 sạch, trong đó có nội dung: GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ BẠO LỰC
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, tuy nhiên Hội LHPN huyện Hương Khê cũng nhận định, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và các vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình như: việc tổ chức các hoạt động truyền thông quy mô lớn, chuyên sâu còn khó khăn, chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu là lồng ghép nên hiệu quả đạt được chưa cao; công tác phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc bạo lực gia đình trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn do nạn nhân bị bạo lực còn mặc cảm, e ngại, các thành viên gia đình còn che giấu, không kiên quyết tố giác hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt chính bản thân phụ nữ đang tạo ra rào cản lớn cho việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình, bởi tâm lý mặc cảm, sợ điều tiếng, cam chịu, vì con cái, vì cha mẹ đẻ, vì sợ xã hội, bà con chòm xóm dị nghị, vì không nỡ buông tay, không đủ bản lĩnh để “dứt áo ra đi”.... Tất cả đó đang tạo ra những bi kịch thương tâm đối với người phụ nữ, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp; định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong nhân dân; nhận thức của một bộ phận cán bộ, hội viên và nhân dân về bạo lực gia đình mới chỉ dừng lại ở các hành động bạo lực kiểu: “THƯỢNG CẲNG TAY HẠ CẲNG CHÂN”, ít người biết rằng việc Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều hành vi khác được quy định tại Điều 2 Luật PCBLGĐ quy đinh là các hành vi bạo lực gia đình.
Một tồn tại cần được chú ý nữa, trong thời gian qua vấn đề Bạo lực gia đình thường được xem là việc ở thôn quê, của người nông dân nhưng trên thực tế tình trạng BLGĐ đang ngày càng gia tăng ở tầng lớp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người thu nhập cao, gia đình trẻ,... Hình thức đa dạng, ngày càng tinh vi khó nhận diện.
Vai trò của các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hoạt động còn mang tính hình thức, chưa phát huy được bản chất của nó.
Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, diễn biến mâu thuẫntrong nội bộ từng gia đình hội viên, phụ nữ để có sự sẻ chia, cảm thông, tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời khi chưa đến mức bạo lực hoặc đã có bạo lực còn nhiều bất cập,hạn chế, thiếu tính thường xuyên, kịp thời.
Vì vậy, Để thể hiện rõ chức năng, vai trò của tổ chức Hội đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, tôi đề xuất:
Thứ nhất, trung đẩy mạnh công tác tham mưu với cấp ủy Đảng thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” và đẩy mạnh thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, đoàn viên, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương và cơ quan, doanh nghiệp.
Thứ hai, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; giáo dục truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên về nội dung cơ bản của Luật phòng chống bạo lực gia đình;
Phối hợp đưa tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, sinh hoạt Câu lạc bộ... cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ không bạo lực gia đình, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về pháp luật cho phụ nữ.
Chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch.
Thứ ba, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, với ngành Tư pháp, Công an để kịp thời phát hiện dấu hiệu, nguy cơ bạo lực gia đình để tuyên truyền, vận động, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.
Thứ tư, cần phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn, trang bị cho những kỹ năng cần thiết để “tự cứu mình” khi bạo lực xảy ra cho hội viên, phụ nữ.
Tóm lại, Phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Do đó, trước hết mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức xây dựng gia đình; các cấp, các ngành, các tổ chức, các đoàn thể và cộng đồng xã hội cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực thực hiện tốt Luật phòng chống Bạo lực gia đình, trong đó có vai trò của Hội LHPN trong việc tuyên truyền, giáo dục hội viên phụ nữ thực hiện tốt việc phòng chống bạo lực gia đình sẽ góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa, hãy để gia đình trở về đúng nghĩa của nó: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”, gia đình là tế bào của xã hội. Vậy nên toàn xã hội cần chung tay để xây dựng tế bào đó thành những tế bào khỏe mạnh góp phần xây dựng xã hội chúng ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ.
Theo Hội LHPN huyện/huongkhe.hatinh.gov.vn