Ban Kinh tế và Ngân Sách HĐND tỉnh làm việc tại huyện Hương Khê
- Thứ năm - 09/05/2013 20:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, Đoàn đã làm việc tại huyện Hương Khê về công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Tham dự có đồng chí Thiều Đình Duy - UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Ban của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Văn phòng điều phối NTM tỉnh.
Theo kết quả giám sát tại các xã và báo cáo của UBND huyện, thời gian qua huyện Hương Khê đã đạt được một số kết quả đảm bảo theo kế hoạch. Ban hành chương trình hành động, kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình; Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành; lập, phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án xây dựng NTM của xã; đề án phát triển sản xuất và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; thực hiện đúng các quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư; có cơ chế phối hợp, lồng ghép và đa dạng hình thức huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng. Kết quả trong 2 năm huyện đã huy động nguồn lực đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM với tổng số tiền 94.382 triệu đồng, trong đó 21.231 triệu đồng do người dân đóng góp.
Qua xem xét hồ sơ, tài liệu và kiểm tra tình hình thực tế tại 3 xã Gia Phố, Hương Trà và Phúc Trạch cho thấy đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân khi tham gia đóng góp để xây dựng NTM. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế tiếp tục được ưu tiên đầu tư và cơ bản đáp ứng các tiêu chí NTM. Cơ bản chấp hành chế độ quản lý đầu tư xây dựng. Hiện nay xã Gia Phố đạt 16/18 chỉ tiêu, Hương Trà đạt 15/19, Phúc Trạch đạt 8/19 tiêu chí.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn lúng túng, số liệu tổng hợp báo cáo của huyện chưa dựa trên kết quả tổng hợp báo cáo của các xã, một số xã báo cáo chưa tổng hợp hết kết quả lồng ghép các nguồn lực thực hiện trên địa bàn theo nội dung của chương trình, đặc biệt là các khoản đóng góp của nhân dân chưa được tổng hợp theo dõi quản lý, thanh toán, quyết toán đúng theo chế độ chính sách tài chính NSX nhà nước qui định, số liệu báo cáo chưa phù hợp với số liệu phản ánh trên sổ sách kế toán vì vậy kết quả báo cáo chưa chính xác; Số liệu tổng hợp giữa đồ án quy hoạch, đề án phát triển sản xuất và đề án xây dựng NTM của xã chưa thật sự phù hợp, huyện chưa tổng hợp được kết quả quy hoạch, đề án XDNTM của các xã trong toàn huyện. Việc chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào, giao thông thôn, xóm… để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn chưa thực sự quyết liệt. Nguồn lực huy động đóng góp của nhân dân còn hạn chế; việc quản lý theo dõi, phản ánh, đánh giá mức độ đóng góp của nhân dân theo từng công trình, nội dung công việc chưa đúng theo qui định; chất lượng quy hoạch vẫn chưa cao, chưa thực hiện công khai đầy đủ ở thôn xóm. Mặc dù 3 xã Gia Phố, Hương Trà và Phúc Trạch là 3 đơn vị điểm xây dựng nông thôn mới của Trung ương và Tỉnh nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp.
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trí Lạc thay mặt đoàn ghi nhận các kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đồng thời đề nghị huyện tiếp tục chỉ đạo các xã rà soát kiện toàn tổ chức ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình cấp xã, làm rõ vai trò trách nhiệm của cấp ủy chính quyền cấp xã, thôn xóm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên; tiếp tục thực hiện việc rà soát số liệu qui hoạch, kế hoạch tổng thể về xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính đầu tư tại xã đặc biệt là đối với nguồn thu đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng qui trình, thủ tục đảm bảo minh bạch, công khai dân chủ, đúng pháp luật, phản ánh đầy đủ nguồn lực huy động đóng góp của nhân dân (Về kinh phí bằng tiền, ngày công lao động, vật liệu địa phương…) theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ kế toán tài chính NSX. Thường xuyên theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn xã cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp trên.
Đề nghị các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh thống nhất hướng dẫn cơ chế quản lý, chế độ kế toán, quyết toán tài chính đầu tư XDCB, công tác tổng hợp báo cáo tại các xã; Phối hợp với huyện chỉ đạo hướng dẫn các xã trong công tác qui hoạch, kế hoạch, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB, công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCT đặc biệt là nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân. Tăng cường chỉ đạo, điều hành của cấp huyện tới tất cả các xã trong công tác XDNTM, đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền, làm rõ cơ chế chính sách của nhà nước về huy động, lồng ghép, mức hỗ trợ từ NSNN (theo qui định), tổ chức, quản lý nguồn lực; Làm rõ vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới như: tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình thôn, xã; Tham gia và lựa chọn những công việc cần làm trước, làm sau thật thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương (và nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cấp trên); Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm; Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn; Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành. Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào... để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
Qua xem xét hồ sơ, tài liệu và kiểm tra tình hình thực tế tại 3 xã Gia Phố, Hương Trà và Phúc Trạch cho thấy đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân khi tham gia đóng góp để xây dựng NTM. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế tiếp tục được ưu tiên đầu tư và cơ bản đáp ứng các tiêu chí NTM. Cơ bản chấp hành chế độ quản lý đầu tư xây dựng. Hiện nay xã Gia Phố đạt 16/18 chỉ tiêu, Hương Trà đạt 15/19, Phúc Trạch đạt 8/19 tiêu chí.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn lúng túng, số liệu tổng hợp báo cáo của huyện chưa dựa trên kết quả tổng hợp báo cáo của các xã, một số xã báo cáo chưa tổng hợp hết kết quả lồng ghép các nguồn lực thực hiện trên địa bàn theo nội dung của chương trình, đặc biệt là các khoản đóng góp của nhân dân chưa được tổng hợp theo dõi quản lý, thanh toán, quyết toán đúng theo chế độ chính sách tài chính NSX nhà nước qui định, số liệu báo cáo chưa phù hợp với số liệu phản ánh trên sổ sách kế toán vì vậy kết quả báo cáo chưa chính xác; Số liệu tổng hợp giữa đồ án quy hoạch, đề án phát triển sản xuất và đề án xây dựng NTM của xã chưa thật sự phù hợp, huyện chưa tổng hợp được kết quả quy hoạch, đề án XDNTM của các xã trong toàn huyện. Việc chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào, giao thông thôn, xóm… để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn chưa thực sự quyết liệt. Nguồn lực huy động đóng góp của nhân dân còn hạn chế; việc quản lý theo dõi, phản ánh, đánh giá mức độ đóng góp của nhân dân theo từng công trình, nội dung công việc chưa đúng theo qui định; chất lượng quy hoạch vẫn chưa cao, chưa thực hiện công khai đầy đủ ở thôn xóm. Mặc dù 3 xã Gia Phố, Hương Trà và Phúc Trạch là 3 đơn vị điểm xây dựng nông thôn mới của Trung ương và Tỉnh nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp.
Đ/C Nguyễn Trí Lạc , Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc |
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trí Lạc thay mặt đoàn ghi nhận các kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đồng thời đề nghị huyện tiếp tục chỉ đạo các xã rà soát kiện toàn tổ chức ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình cấp xã, làm rõ vai trò trách nhiệm của cấp ủy chính quyền cấp xã, thôn xóm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên; tiếp tục thực hiện việc rà soát số liệu qui hoạch, kế hoạch tổng thể về xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính đầu tư tại xã đặc biệt là đối với nguồn thu đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng qui trình, thủ tục đảm bảo minh bạch, công khai dân chủ, đúng pháp luật, phản ánh đầy đủ nguồn lực huy động đóng góp của nhân dân (Về kinh phí bằng tiền, ngày công lao động, vật liệu địa phương…) theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ kế toán tài chính NSX. Thường xuyên theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn xã cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp trên.
Đề nghị các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh thống nhất hướng dẫn cơ chế quản lý, chế độ kế toán, quyết toán tài chính đầu tư XDCB, công tác tổng hợp báo cáo tại các xã; Phối hợp với huyện chỉ đạo hướng dẫn các xã trong công tác qui hoạch, kế hoạch, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB, công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCT đặc biệt là nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân. Tăng cường chỉ đạo, điều hành của cấp huyện tới tất cả các xã trong công tác XDNTM, đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền, làm rõ cơ chế chính sách của nhà nước về huy động, lồng ghép, mức hỗ trợ từ NSNN (theo qui định), tổ chức, quản lý nguồn lực; Làm rõ vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới như: tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình thôn, xã; Tham gia và lựa chọn những công việc cần làm trước, làm sau thật thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương (và nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cấp trên); Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm; Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn; Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành. Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào... để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
Đặng Châu Anh