Dấu ấn từ khu dân cư kiểu mẫu Hải Thịnh (Hương Khê)
- Thứ sáu - 13/11/2015 08:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu được khẳng định là việc làm góp phần hiện thực hóa 19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới và thực hiện tái cấu trúc cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra diện mạo mới cho nông thôn và giúp nhân dân nâng cao đời sống.
Bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2010, với sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Hội làm vườn và trang trại tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đến nay toàn huyện Hương Khê có 02 thôn đã hoàn thành và được tỉnh công nhận đạt chuẩn khu dân cư mẫu là thôn Nam Trà, xã Hương Trà và thôn Hải Thịnh, xã Gia Phổ.
Thôn Hải Thịnh có 111 hộ dân với 461 nhân khẩu trong đó có 110 hộ là đồng bào theo đạo công giáo. Bước đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn vì đời sống nhân dân còn thấp, lại quen với tập quán sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Khó khăn nữa là công tác tập hợp, vận động nhân dân hiến đất, hiến cây làm đường, xây các công trình công cộng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch lại vườn. Sau khi được tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn tận tình về bộ tiêu chí của Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và hiểu được vai trò, vị trí và tầm quan trọng xây dựng nông thôn mới là: “Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao”; được tiếp cận với các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, cán bộ và nhân dân thôn Hải Thịnh đã đồng tình hưởng ứng, đoàn kết cùng nhau quyết tâm thực hiện.
Giờ đây, đến với Hải Thịnh sẽ được thấy một diện mạo hoàn toàn mới. Những con đường đất bụi về mùa nắng, lầy lội về mùa mưa được thay bằng bê tông sạch sẽ; 95 hộ gia đình đã sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa, quy hoạch lại vườn; trồng mới hơn 7 ngàn mét hàng rào bằng cây xanh; di dời 22 công trình chuồng trại chăn nuôi và thực hiện tốt việc xử lí môi trường. Toàn thôn có 5 vườn mẫu đạt tiêu chuẩn được tỉnh công nhận, 6 vườn cấp huyện và cấp xã. Được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ về vốn, về cây giống và về kỹ thuật chăm sóc, nhiều hộ dân đã mạnh dạn trồng mới cây cam, bưởi Phúc Trạch với cách làm ban đầu là trồng theo nhóm, cùng hỗ trợ nhau chăm sóc, tạo giống, phối hợp với các nhà hàng, siêu thị tiêu thụ sản phẩm kết hợp với chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm như hươu, lợn, gà, bò, bồ câu, ong,…. Đến nay, có trên 15 hộ cho thu nhập từ 50 triệu đồng trên một năm trở lên như hộ ông Lê Đình Tư, ông Nguyễn Văn Tuyển,… Nét đặc biệt khi về với Hải Thịnh là dù đây là vùng nông thôn với phần đông người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhưng không hề bắt gặp rác thải hay phân gia súc trên đường, tất cả đều được người dân xử lí ngay theo kỹ thuật được hướng dẫn và dùng làm nguồn phân bón cho cây trồng.
Bên cạnh những đổi thay tích cực về diện mạo thôn xóm, sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất được nâng cao. Đời sống văn hóa của người dân cũng rất được chú trọng; các thông tin kinh tế, thời sự, an ninh xã hội, các chính sách về vốn, về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi,… được cập nhật thường xuyên cho bà con trên loa phát thanh. Hàng tháng, tại nhà văn hóa thôn lại diễn ra các buổi sinh hoạt để bà con chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giao lưu văn hóa, văn nghệ,… Trung thu vừa rồi, trẻ em Hải Thịnh không chỉ có rước đèn, phá cỗ mà còn được xem cả múa lân nữa. Về thăm Hải Thịnh hôm nay, ghé thăm bất kỳ gia đình nào cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu và nghe kể về những lợi ích của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, trong đó có xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu. Như câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyển, trước đây nhà dựng trên nền đất thấp, chỉ cần mưa lâu ngày là đã bị ngập. Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, được hỗ trợ 20 triệu đồng để sữa chữa lại nhà, ông bà góp thêm một ít để nâng nền nhà, sân, vườn, giờ thì không lo lũ nữa. Niềm vui, hạnh phúc hiện rõ trên nét mặt mỗi người dân. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền lại thêm được củng cố.
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong công tác xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, đồng chí Lê Hồng Tư, Bí thư Chi bộ Hải Thịnh khẳng định: Có những thành công đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn tận tình của cấp trên; sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị thôn, đến từng nhà, vận động từng người dân, quan tâm, giúp đỡ để dần dần thay đổi những tập túc, nét nghĩ cố hữu. Điển hình như hộ gia đình chị Nguyễn Thị Sen, cả khu vườn rộng gần 1ha chỉ trồng mía, đến mùa thì trồng lạc, đậu, rồi một vài loại cây ăn quả, một năm cho thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng bảo chặt hết để trồng mới lại cây cam, cây bưởi thì lại ngại, lại tiếc, sợ không có quả, sợ không chăm được, không bán được,… Đến lúc được tập huấn, hướng dẫn tận tình và thấy tận mắt vườn bưởi trĩu quả của các bác trong hội Cựu chiến binh thì anh chị mới mạnh dạn đầu tư đổ đất, trồng hơn 80 gốc bưởi, năm vừa rồi dù trồng mới nhưng gia đình chị cũng đã thu được gần 30 triệu đồng từ bưởi. “Giờ không lo tiền đóng học phí cho các con nữa rồi”, chị Sen vui vẻ chia sẻ.
Quan trọng hơn là phát huy vai trò của người đứng đầu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Gia đình Đảng viên hiến cây, hiến đất trước, di dời chuồng trại trước, chỉnh trang vườn hộ trước thì mới làm cho bà con nghe và làm theo được. Như hộ gia đình ông Lê Đình Tư phải chặt 17 gốc bưởi để quy hoạch lại vườn, ông chia sẻ “tiếc lắm, nhưng phải hy sinh cái lợi trước mắt để lấy cái lợi lâu dài, mình làm để bà con thấy hiệu quả đã, họ mới làm theo”. Về phong trào hiến đất, hiến cây, có hộ gia đình ông Lê Đình Hóa hiến đến 100m vuông. Phương châm của toàn thể Đảng viên Chi bộ Hải Thịnh là “bàn rồi là phải thực hiện cho được”. Ngay từ đầu Chi bộ đã chủ trương chọn 03 vườn của Hội Cựu chiến binh làm mẫu để nhân dân học hỏi, sau khi thực hiện thì đã có 2/3 vườn được công nhận vườn mẫu cấp tỉnh.
Hải Thịnh đã trở thành một điểm sáng trong xây dựng Nông thôn mới; là niềm tự hào của Gia Phổ nói riêng và Hương Khê nói chung; là địa điểm tham quan, học tập của các địa phương, đơn vị trong xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, để xứng đáng với danh hiệu Khu dân cư kiểu mẫu cấp tỉnh thì cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thôn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, trong việc xây dựng hàng rào cây xanh, xây dựng hệ thống điện thắp sáng đường làng, ngõ xóm và nhất là tìm ra một sản phẩm chủ lực ngoài cây bưởi, cam cho phát triển sản xuất mang tính lâu dài. Mong rằng thời gian tới sẽ còn được thấy Hải Thịnh phát triển hơn nữa về kinh tế, xã hội trên cơ sở gìn giữ, phát huy những nét văn hóa bản sắc lâu đời./.
Thôn Hải Thịnh có 111 hộ dân với 461 nhân khẩu trong đó có 110 hộ là đồng bào theo đạo công giáo. Bước đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn vì đời sống nhân dân còn thấp, lại quen với tập quán sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Khó khăn nữa là công tác tập hợp, vận động nhân dân hiến đất, hiến cây làm đường, xây các công trình công cộng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch lại vườn. Sau khi được tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn tận tình về bộ tiêu chí của Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và hiểu được vai trò, vị trí và tầm quan trọng xây dựng nông thôn mới là: “Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao”; được tiếp cận với các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, cán bộ và nhân dân thôn Hải Thịnh đã đồng tình hưởng ứng, đoàn kết cùng nhau quyết tâm thực hiện.
Giờ đây, đến với Hải Thịnh sẽ được thấy một diện mạo hoàn toàn mới. Những con đường đất bụi về mùa nắng, lầy lội về mùa mưa được thay bằng bê tông sạch sẽ; 95 hộ gia đình đã sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa, quy hoạch lại vườn; trồng mới hơn 7 ngàn mét hàng rào bằng cây xanh; di dời 22 công trình chuồng trại chăn nuôi và thực hiện tốt việc xử lí môi trường. Toàn thôn có 5 vườn mẫu đạt tiêu chuẩn được tỉnh công nhận, 6 vườn cấp huyện và cấp xã. Được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ về vốn, về cây giống và về kỹ thuật chăm sóc, nhiều hộ dân đã mạnh dạn trồng mới cây cam, bưởi Phúc Trạch với cách làm ban đầu là trồng theo nhóm, cùng hỗ trợ nhau chăm sóc, tạo giống, phối hợp với các nhà hàng, siêu thị tiêu thụ sản phẩm kết hợp với chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm như hươu, lợn, gà, bò, bồ câu, ong,…. Đến nay, có trên 15 hộ cho thu nhập từ 50 triệu đồng trên một năm trở lên như hộ ông Lê Đình Tư, ông Nguyễn Văn Tuyển,… Nét đặc biệt khi về với Hải Thịnh là dù đây là vùng nông thôn với phần đông người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhưng không hề bắt gặp rác thải hay phân gia súc trên đường, tất cả đều được người dân xử lí ngay theo kỹ thuật được hướng dẫn và dùng làm nguồn phân bón cho cây trồng.
Bên cạnh những đổi thay tích cực về diện mạo thôn xóm, sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất được nâng cao. Đời sống văn hóa của người dân cũng rất được chú trọng; các thông tin kinh tế, thời sự, an ninh xã hội, các chính sách về vốn, về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi,… được cập nhật thường xuyên cho bà con trên loa phát thanh. Hàng tháng, tại nhà văn hóa thôn lại diễn ra các buổi sinh hoạt để bà con chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giao lưu văn hóa, văn nghệ,… Trung thu vừa rồi, trẻ em Hải Thịnh không chỉ có rước đèn, phá cỗ mà còn được xem cả múa lân nữa. Về thăm Hải Thịnh hôm nay, ghé thăm bất kỳ gia đình nào cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu và nghe kể về những lợi ích của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, trong đó có xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu. Như câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyển, trước đây nhà dựng trên nền đất thấp, chỉ cần mưa lâu ngày là đã bị ngập. Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, được hỗ trợ 20 triệu đồng để sữa chữa lại nhà, ông bà góp thêm một ít để nâng nền nhà, sân, vườn, giờ thì không lo lũ nữa. Niềm vui, hạnh phúc hiện rõ trên nét mặt mỗi người dân. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền lại thêm được củng cố.
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong công tác xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, đồng chí Lê Hồng Tư, Bí thư Chi bộ Hải Thịnh khẳng định: Có những thành công đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn tận tình của cấp trên; sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị thôn, đến từng nhà, vận động từng người dân, quan tâm, giúp đỡ để dần dần thay đổi những tập túc, nét nghĩ cố hữu. Điển hình như hộ gia đình chị Nguyễn Thị Sen, cả khu vườn rộng gần 1ha chỉ trồng mía, đến mùa thì trồng lạc, đậu, rồi một vài loại cây ăn quả, một năm cho thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng bảo chặt hết để trồng mới lại cây cam, cây bưởi thì lại ngại, lại tiếc, sợ không có quả, sợ không chăm được, không bán được,… Đến lúc được tập huấn, hướng dẫn tận tình và thấy tận mắt vườn bưởi trĩu quả của các bác trong hội Cựu chiến binh thì anh chị mới mạnh dạn đầu tư đổ đất, trồng hơn 80 gốc bưởi, năm vừa rồi dù trồng mới nhưng gia đình chị cũng đã thu được gần 30 triệu đồng từ bưởi. “Giờ không lo tiền đóng học phí cho các con nữa rồi”, chị Sen vui vẻ chia sẻ.
Quan trọng hơn là phát huy vai trò của người đứng đầu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Gia đình Đảng viên hiến cây, hiến đất trước, di dời chuồng trại trước, chỉnh trang vườn hộ trước thì mới làm cho bà con nghe và làm theo được. Như hộ gia đình ông Lê Đình Tư phải chặt 17 gốc bưởi để quy hoạch lại vườn, ông chia sẻ “tiếc lắm, nhưng phải hy sinh cái lợi trước mắt để lấy cái lợi lâu dài, mình làm để bà con thấy hiệu quả đã, họ mới làm theo”. Về phong trào hiến đất, hiến cây, có hộ gia đình ông Lê Đình Hóa hiến đến 100m vuông. Phương châm của toàn thể Đảng viên Chi bộ Hải Thịnh là “bàn rồi là phải thực hiện cho được”. Ngay từ đầu Chi bộ đã chủ trương chọn 03 vườn của Hội Cựu chiến binh làm mẫu để nhân dân học hỏi, sau khi thực hiện thì đã có 2/3 vườn được công nhận vườn mẫu cấp tỉnh.
Hải Thịnh đã trở thành một điểm sáng trong xây dựng Nông thôn mới; là niềm tự hào của Gia Phổ nói riêng và Hương Khê nói chung; là địa điểm tham quan, học tập của các địa phương, đơn vị trong xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, để xứng đáng với danh hiệu Khu dân cư kiểu mẫu cấp tỉnh thì cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thôn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, trong việc xây dựng hàng rào cây xanh, xây dựng hệ thống điện thắp sáng đường làng, ngõ xóm và nhất là tìm ra một sản phẩm chủ lực ngoài cây bưởi, cam cho phát triển sản xuất mang tính lâu dài. Mong rằng thời gian tới sẽ còn được thấy Hải Thịnh phát triển hơn nữa về kinh tế, xã hội trên cơ sở gìn giữ, phát huy những nét văn hóa bản sắc lâu đời./.
Theo Kiều Thu Hằng/huongkhe.gov.vn