Huyện Đoàn Hương khê 100 đoàn viên tập huấn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Thứ sáu - 09/08/2019 11:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đề án OCOP Hà Tĩnh được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước; Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức phát triển theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Từ đó, các địa phương xác định được các sản phẩm chủ lực, chuyển dịch từ sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún trở thành chuỗi liên kết, tạo ra lợi nhuận bền vững”, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân nói chung và đoàn viên thanh niên nói riêng.
Nhận thấy được những lợi ích từ chương trình OCOP, Sau khi được tập huấn ở Tỉnh, Huyện Đòan Hương khê là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tiến hành tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở, đoàn viên, hội viên về chương trình này. Hiện nay, toàn huyện có trên 200 mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi và dịch vụ tổng hợp của Đoàn viên, thanh niên cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm trở lên. Vì vậy, những kiến thức về chương trình OCCOP, phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa thiết thực trong phong trào "Thanh niên Hà Tĩnh khởi nghiệp, lập nghiệp".
Tại buổi tập huấn, trên 100 đồng chí cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên đã được tiếp thu về chương trình OCOP, bao gồm các nội dung như: Sự cần thiết, nguyên tắc của chương trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng OCOP; nội dung chương trình OCOP, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về OCOP; quá trình thực hiện và kết quả triển khai chương trình OCOP tại Hà Tĩnh…
Những kiến thức về chương trình OCOP và phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng, giúp các cán bộ, đoàn viên, thanh niên nông thôn Hà Tĩnh tích cực ứng dụng, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế theo chương trình OCOP trên cơ sở thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó, tạo ra những sản phẩm tốt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP, tạo thị trường bền vững cho sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh nói chung và các mô hình kinh tế thanh niên nói riêng.