Xây dựng nông thôn mới ở Phú Gia: Vẫn còn nhiều “nút thắt” khó gỡ
- Thứ bảy - 12/12/2015 04:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phú Gia là xã miền núi, biên giới của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong điều kiện nguồn lực thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp... Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện và các phòng, ngành cấp huyện, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, nhân dân nên chương trình xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nhân – Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết, trong 5 năm (2011 - 2015) xã Phú Gia đã xây dựng được 130 mô hình các loại: Có 7 mô hình chăn nuôi lợn liên kết quy mô lớn có doanh thu trên 1 tỷ đồng, 1 mô hình có quy mô vừa có doanh thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, 50 mô hình nhỏ có doanh thu từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng và 72 mô hình có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn của ông Lê Khắc Tân thôn Trường Sơn, ông Lê Khắc Thanh thôn Phú Vinh, ông Trần Đình Tiến thôn Quang Lộc; mô hình vườn mẫu ông Lê Khắc Lợi thôn Phú Thành, ông Lê Khắc Xuân thôn Phú Lâm, mô hình trồng cam của ông Ngô Văn Hợi thôn Phú Lâm…
Xã cũng đã thành lập được 7 doanh nghiệp, 5 HTX, 13 THT, trong đó có 2 HTX chăn nuôi lợn liên kết các doanh nghiệp, các HTX, THT sau thành lập đến nay ổn định đi vào hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh công tác phát triển sản xuất, xã cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. “Từ năm 2011 đến nay xã đã xây dựng được 10 công trình với giá trị đầu tư 41,3 tỷ đồng. Hiện nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 8 công trình, xây dựng thêm 3 trạm biến áp và nâng cấp, thay thế 400 cột điện 10kv 20km đường dây hạ thế, nâng cấp sửa chữa 10 hội quán, xây tường rào khuôn viên hội quán 12 thôn, mở rộng khuôn viên chợ gia, nâng cấp sân vận động xã và 6 khu thể thao thôn, làm 7,5km kênh mương bê tông nội đồng, 120 nhà cho hộ nghèo, người có công nhà mái âm tình thương với 2,4 tỷ đồng...
"Toàn xã làm được 18,2 km đường bê tông với nguồn vốn 17,3 tỷ đồng do nhân dân đóng góp và ngân sách xã, huyện, tỉnh hỗ trợ. 10km đường giao thông nông thôn từ các chương trình, dự án đầu tư”, ông Nhân cho biết thêm.
Theo ông Nhân, lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường cũng ngày càng phát triển. Xã đã thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay toàn xã có 9/12 thôn đạt làng văn hóa, chiếm tỷ lệ 75%, gia đình văn hóa chiếm 81,6%, gia đình thể thao chiếm 74%, 12/12 thôn có hệ thống loa phát thanh, truyền thanh, hoạt động có hiệu quả.
Phong trào thể dục thể thao, văn nghệ trên địa bàn xã không ngừng phát triển, đầu tư cơ sở vật chất trường học đảm bảo phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến nay, xã đạt 9/19 tiêu chí, gồm: Quy hoạch, thủy lợi, điện, bưu điện, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, y tế, văn hóa, nan ninh trật tự. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá của đoàn liên ngành huyện một số tiêu chí quy hoạch, thủy lợi, y tế, điện, bưu điện, giáo dục, văn hóa cần tiếp tục bổ sung nội dung, hồ sơ đảm bảo đạt chuẩn. Các tiêu chí còn lại phấn đấu hoàn thành trong năm 2015 và 2016.
Theo ông Nhân, các tiêu chí còn lại cơ bản nặng về kinh phí, chưa kêu gọi được các chương trình dự án để thực hiện, đặc biệt là 5 tiêu chí phấn đấu về đích năm 2016 là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, môi trường. Một số tiêu chí đã đạt được tính bền vững chưa cao nhưng chưa có kinh phí để bổ sung các hạng mục. Hai trường mầm non thiếu diện tích, khuôn viên phải đổi cho 4 hộ dân và cắt diện tích sân vận động ra nhưng vẫn thiếu 1000 m2 đất. Số nhà tạm bợ, dột nát hiện còn 10 nhà nhưng chưa có nguồn kinh phí để nâng cấp, làm mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 mới chỉ đạt 30,01 triệu đồng, việc tổ hợp tác liên kết chăn nuôi với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế không có thậm chí phải bù lỗ… Có thể nói tình trạng thiếu vốn là vấn đề nan giải để hoàn thành các tiêu chí còn lại của địa phương.
“Trong thời gian tới, đề nghị BTV Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ huyện giúp đỡ xã Phú Gia trong việc kêu gọi các chương trình dự án, đầu tư kinh phí để hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu nâng thu nhập người dân lên 35 triệu đồng”, ông Nhân nêu kiến nghị.
Xã cũng đã thành lập được 7 doanh nghiệp, 5 HTX, 13 THT, trong đó có 2 HTX chăn nuôi lợn liên kết các doanh nghiệp, các HTX, THT sau thành lập đến nay ổn định đi vào hoạt động có hiệu quả.
Trụ sở xã Phú Gia
Bên cạnh công tác phát triển sản xuất, xã cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. “Từ năm 2011 đến nay xã đã xây dựng được 10 công trình với giá trị đầu tư 41,3 tỷ đồng. Hiện nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 8 công trình, xây dựng thêm 3 trạm biến áp và nâng cấp, thay thế 400 cột điện 10kv 20km đường dây hạ thế, nâng cấp sửa chữa 10 hội quán, xây tường rào khuôn viên hội quán 12 thôn, mở rộng khuôn viên chợ gia, nâng cấp sân vận động xã và 6 khu thể thao thôn, làm 7,5km kênh mương bê tông nội đồng, 120 nhà cho hộ nghèo, người có công nhà mái âm tình thương với 2,4 tỷ đồng...
"Toàn xã làm được 18,2 km đường bê tông với nguồn vốn 17,3 tỷ đồng do nhân dân đóng góp và ngân sách xã, huyện, tỉnh hỗ trợ. 10km đường giao thông nông thôn từ các chương trình, dự án đầu tư”, ông Nhân cho biết thêm.
Theo ông Nhân, lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường cũng ngày càng phát triển. Xã đã thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay toàn xã có 9/12 thôn đạt làng văn hóa, chiếm tỷ lệ 75%, gia đình văn hóa chiếm 81,6%, gia đình thể thao chiếm 74%, 12/12 thôn có hệ thống loa phát thanh, truyền thanh, hoạt động có hiệu quả.
Phong trào thể dục thể thao, văn nghệ trên địa bàn xã không ngừng phát triển, đầu tư cơ sở vật chất trường học đảm bảo phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến nay, xã đạt 9/19 tiêu chí, gồm: Quy hoạch, thủy lợi, điện, bưu điện, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, y tế, văn hóa, nan ninh trật tự. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá của đoàn liên ngành huyện một số tiêu chí quy hoạch, thủy lợi, y tế, điện, bưu điện, giáo dục, văn hóa cần tiếp tục bổ sung nội dung, hồ sơ đảm bảo đạt chuẩn. Các tiêu chí còn lại phấn đấu hoàn thành trong năm 2015 và 2016.
Theo ông Nhân, các tiêu chí còn lại cơ bản nặng về kinh phí, chưa kêu gọi được các chương trình dự án để thực hiện, đặc biệt là 5 tiêu chí phấn đấu về đích năm 2016 là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, môi trường. Một số tiêu chí đã đạt được tính bền vững chưa cao nhưng chưa có kinh phí để bổ sung các hạng mục. Hai trường mầm non thiếu diện tích, khuôn viên phải đổi cho 4 hộ dân và cắt diện tích sân vận động ra nhưng vẫn thiếu 1000 m2 đất. Số nhà tạm bợ, dột nát hiện còn 10 nhà nhưng chưa có nguồn kinh phí để nâng cấp, làm mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 mới chỉ đạt 30,01 triệu đồng, việc tổ hợp tác liên kết chăn nuôi với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế không có thậm chí phải bù lỗ… Có thể nói tình trạng thiếu vốn là vấn đề nan giải để hoàn thành các tiêu chí còn lại của địa phương.
“Trong thời gian tới, đề nghị BTV Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ huyện giúp đỡ xã Phú Gia trong việc kêu gọi các chương trình dự án, đầu tư kinh phí để hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu nâng thu nhập người dân lên 35 triệu đồng”, ông Nhân nêu kiến nghị.
Theo PV/phuongnam.net.vn