Hà Tĩnh: Hỗ trợ người nghèo làm nhà tránh lũ
- Thứ tư - 31/07/2013 20:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Là địa phương nằm ở vùng thấp trũng, ngay sát bờ sông Ngàn Phố, lại không có đê chắn lũ nên xã Sơn Thịnh là "rốn lũ" của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Năm nào, hàng nghìn người dân nơi đây cũng phải gồng mình chống chọi với lũ dữ. Thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung”, xã Sơn Thịnh được hỗ trợ 1 tỷ đồng (trong đó, 500 triệu đồng là hỗ trợ 100%) để xây dựng thí điểm 50 nhà chòi tránh lũ trong toàn xã.
Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh, cho chúng tôi biết: “Bao đời nay, năm nào người dân vùng này cũng phải chịu ít nhất một vài cơn lũ. Nằm ở hạ nguồn sông Ngàn Phố nên mỗi khi có mưa lớn kéo dài là nước lũ vào rất nhanh, người dân chỉ biết tìm đến các xã lân cận để tránh lụt. Chủ trương xây nhà chòi tránh lũ theo sự hỗ trợ của Nhà nước giúp bà con như "sắp chết đuối vớ được cọc".
Thực hiện Quyết định 716 của Chính phủ, xã Sơn Thịnh được tỉnh Hà Tĩnh chọn xây dựng 50 nhà chòi thí điểm. Khi có chủ trương trên, chính quyền và người dân rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ. Trước khi xây nhà chòi tránh lũ, tất cả 16 thôn đều tổ chức họp bàn nghiêm túc. Kết quả được bà con bình xét lựa chọn hầu hết đều là những hộ chưa có nhà ở kiên cố, có sàn nhà cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 đến 3,6m; xét ưu tiên hộ nghèo, khó khăn về nhà ở... nên tạo được sự đồng thuận rất cao trong nhân dân. Sau chưa đầy một năm triển khai, các hộ đã làm nhà bảo đảm chất lượng và đúng hồ sơ thiết kế. Các gia đình đều vận dụng sáng tạo, như xây liền kề với nhà cũ hoặc cải tạo nhà cũ để tận dụng triệt để không gian, diện tích nên không chỉ phục vụ chống lũ mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Quá trình xây dựng, chính quyền xã đã huy động đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân cùng phụ giúp để giảm chi phí tiền xây dựng.
Bà Ðặng Thị Nga ở thôn Phúc Thịnh phấn khởi nói: “Được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng và cho vay 10 triệu đồng, cùng với vay mượn người thân trong họ gần 30 triệu đồng, gia đình tôi đã xây được căn nhà 2 tầng trên diện tích 20 mét vuông khá khang trang. Nói thật với chú, những mùa mưa lũ trước, cả nhà lo nơm nớp, phải di chuyển người và súc vật lên các sườn núi, sườn đê ở xã bên cạnh. Bây giờ có nhà mới thì tôi yên tâm rồi”. Bà Phạm Thị Ánh ở thôn Đại Thịnh thì giãi bày: “Chủ trương này đúng là không chê vào mô được. Tới đây, mong Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm cho dân xây nhà chống lũ để nhân dân vùng lụt như chúng tôi đỡ khổ”.
Qua quan sát của chúng tôi, nhà chòi tránh lũ ở xã Sơn Thịnh được thiết kế kiên cố, có một tầng trệt, một tầng lầu với diện tích sàn vượt lũ từ 12 đến 35 mét vuông với giá thành từ 30 đến 60 triệu đồng. Đây là một trong những giải pháp rất thiết thực cho người dân vùng nông thôn "rốn lũ", vừa giải quyết được khó khăn trong công tác ứng phó cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong các tình huống xảy ra lũ lụt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho các hộ gia đình, góp phần tăng tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới, bảo đảm cho bà con an cư lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo bền vững. Với nguồn kinh phí để xây dựng chòi tránh lũ dựa trên nguyên tắc: "Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp" đã phát huy được sức mạnh tập thể, tinh thần đại đoàn kết trong nhân dân và các tổ chức hội, đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân... đem lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân ủng hộ.
Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh, cho chúng tôi biết: “Bao đời nay, năm nào người dân vùng này cũng phải chịu ít nhất một vài cơn lũ. Nằm ở hạ nguồn sông Ngàn Phố nên mỗi khi có mưa lớn kéo dài là nước lũ vào rất nhanh, người dân chỉ biết tìm đến các xã lân cận để tránh lụt. Chủ trương xây nhà chòi tránh lũ theo sự hỗ trợ của Nhà nước giúp bà con như "sắp chết đuối vớ được cọc".
Thực hiện Quyết định 716 của Chính phủ, xã Sơn Thịnh được tỉnh Hà Tĩnh chọn xây dựng 50 nhà chòi thí điểm. Khi có chủ trương trên, chính quyền và người dân rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ. Trước khi xây nhà chòi tránh lũ, tất cả 16 thôn đều tổ chức họp bàn nghiêm túc. Kết quả được bà con bình xét lựa chọn hầu hết đều là những hộ chưa có nhà ở kiên cố, có sàn nhà cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 đến 3,6m; xét ưu tiên hộ nghèo, khó khăn về nhà ở... nên tạo được sự đồng thuận rất cao trong nhân dân. Sau chưa đầy một năm triển khai, các hộ đã làm nhà bảo đảm chất lượng và đúng hồ sơ thiết kế. Các gia đình đều vận dụng sáng tạo, như xây liền kề với nhà cũ hoặc cải tạo nhà cũ để tận dụng triệt để không gian, diện tích nên không chỉ phục vụ chống lũ mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Quá trình xây dựng, chính quyền xã đã huy động đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân cùng phụ giúp để giảm chi phí tiền xây dựng.
Bà Ðặng Thị Nga ở thôn Phúc Thịnh phấn khởi nói: “Được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng và cho vay 10 triệu đồng, cùng với vay mượn người thân trong họ gần 30 triệu đồng, gia đình tôi đã xây được căn nhà 2 tầng trên diện tích 20 mét vuông khá khang trang. Nói thật với chú, những mùa mưa lũ trước, cả nhà lo nơm nớp, phải di chuyển người và súc vật lên các sườn núi, sườn đê ở xã bên cạnh. Bây giờ có nhà mới thì tôi yên tâm rồi”. Bà Phạm Thị Ánh ở thôn Đại Thịnh thì giãi bày: “Chủ trương này đúng là không chê vào mô được. Tới đây, mong Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm cho dân xây nhà chống lũ để nhân dân vùng lụt như chúng tôi đỡ khổ”.
Qua quan sát của chúng tôi, nhà chòi tránh lũ ở xã Sơn Thịnh được thiết kế kiên cố, có một tầng trệt, một tầng lầu với diện tích sàn vượt lũ từ 12 đến 35 mét vuông với giá thành từ 30 đến 60 triệu đồng. Đây là một trong những giải pháp rất thiết thực cho người dân vùng nông thôn "rốn lũ", vừa giải quyết được khó khăn trong công tác ứng phó cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong các tình huống xảy ra lũ lụt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho các hộ gia đình, góp phần tăng tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới, bảo đảm cho bà con an cư lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo bền vững. Với nguồn kinh phí để xây dựng chòi tránh lũ dựa trên nguyên tắc: "Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp" đã phát huy được sức mạnh tập thể, tinh thần đại đoàn kết trong nhân dân và các tổ chức hội, đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân... đem lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân ủng hộ.
Bài, ảnh: NGUYỄN CHÍ HÒA
Theo qdnd.vn
Theo qdnd.vn