Tập huấn phòng trừ bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa

Tập huấn phòng trừ bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa
Chiều ngày 30/01/2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp Trung tâm ứng dụng KHKT&Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn đã tổ chức lớp tập huấn phòng trừ bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa cho cán bộ các xã trong huyện .

Toàn cảnh lớp tập huấn

 

Tại lớp tập huấn, thầy Đào Xuân Ước – Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Trung tâm bảo vệ thực vật vùng Khu 4 đã giới thiệu cách nhận biết bệnh Lùn Sọc Đen rầy lưng trắng, qui luật phát sinh và đặc điểm gây hại, cách phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa .

Bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch trong vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2009 ở 22 tỉnh, thành phố phía Bắc và Duyên hải miền Trung . Bệnh đã gây thiệt hại đáng kể đến năng suất, sản lượng lúa ở các tỉnh  Nghệ An, Nam Định, Thái Bình …, vụ Đông Xuân 2010 bệnh tiếp tục phát sinh trên diện rộng. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh do bệnh gây ra. Đến vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2017 bệnh lại bùng phát trở lại, gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị….

Thầy Đào Xuân Ước – Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Trung tâm bảo vệ thực vật vùng Khu 4

hướng dẫn phòng trừ  bệnh Lùn Sọc Đen Phương Nam hại lúa

 

Bệnh Lùn Sọc Đen do virus gây ra và môi giới truyền bệnh là Rầy lưng trắng. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, không có thuốc phòng trừ khi virus đã xâm nhập vào cơ thể, vì vậy để phòng chống căn bệnh này hộ nông dân phải tiến hành cày vùi góc rạ ngay sau khi thu hoạch lúa, (20 ngày), dọn sạch cỏ ở bờ ruộng, mương nước, đầm hoang,  tiêu hủy lúa chết còn sót lại để hạn chế nguồn bệnh chuyển sang vụ sau. Dùng nilon, lưới che phủ cho lúa. Theo dõi chặt chẽ lịch thời vụ sau khi cấy hoặc gieo, nếu phát hiện Rầy lưng trắng thì dùng bẫy đèn tiêu diệt (Khi lúa chuẩn bị ra đồng):  nếu phát hiện bệnh Lùn Sọc Đen trên ruộng mạ thì tiến hành tiêu hủy toàn bộ mạ, gieo mạ khác thay thế, nếu phát hiện trên ruộng lúa với số lương ít thì nhổ cả khóm vùi dưới bùn, nếu thửa ruộng có trên 30% số dảnh (tép) thì tiêu hủy ngay cả thửa ruông và cày vùi lấp để diệt mầm bệnh, gieo cấy giống khác

Qua lớp tập huấn nhiều ý kiến nêu ra đã được giáo viên làm rõ ngay tại lớp nên đại đa số học viên hiểu và nắm bài ngay tại lớp .

 

Theo Hoài Nhơn/huongson.hatinh.gov.vn