Cần sớm nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập ở Kỳ Anh để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Sáng ngày 11/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi giám sát chuyên đề công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016-2019 tại huyện Kỳ Anh. Tham dự có đồng chí Trần Viết Hậu, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Bùi Quang Hoàn, Phó bí thư thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các phòng ban chuyên môn cấp huyện và đoàn công tác giám sát HĐND tĩnh.
Cần sớm nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập ở Kỳ Anh để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Huyện Kỳ Anh hiện quản lý, bảo vệ 28,7 km đê cửa sông, trong đó: Đê Khang Ninh dài 6,5 km; đê Hải – Hà – Thư dài 11,4 km; đê Kỳ Thọ dài 10,8 km. Hàng năm, tổ quản lý đê nhân dân, UBND các xã phát hiện và xử lý nghiêm một số vi phạm về việc chấp hành pháp luật về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi như: Đổ rác, làm hàng rào dây thép gai trên mái đê…

Đoàn đã đi khảo sát hồ Nước Xanh (Kỳ Phong), hồ Ba Ke (Kỳ Bắc), tuyến đê Kỳ Thọ. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Bùi Quang Hoàn báo cáo, và nêu một số khó khăn như: Các tuyến đê trên địa bàn chủ yếu được xây dựng, hoàn thành trước năm 2017 và chưa được cắm mốc hành lang bảo vệ gây khó khăn cho công tác bảo vệ đê, đặc biệt là việc quản lý các hoạt động trong hành lang bảo vệ đê; các dự án tu bổ, nâng cấp đê tuy đã hoàn thành nhưng còn nợ xây dựng hơn 3 tỷ đồng, chủ đầu tư chưa có nguồn để thanh toán. Lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động chưa hiệu quả, trách nhiệm chưa cao. Các cầu bắc qua kênh sông Rác xuống cấp, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đồng thời kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí nâng cấp các tràn xả lũ tự động ở Kỳ Thư và Kỳ Thọ; tu sửa các cống bị hư hỏng trên đê; nâng mức trợ cấp cho lực lượng bảo vệ đê… Sớm nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập ở Kỳ Anh để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các đại biểu cũng nêu lên một số thực trạng của hồ đập trên địa bàn. Hiện, huyện Kỳ Anh có một số hồ đập đã xây dựng khá lâu, xuống cấp như: Hồ Nước Xanh (Kỳ Phong), hồ Ba Ke (Kỳ Bắc), hồ Khe Sung (Kỳ Lâm)… cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Cùng với đó, cần nâng cấp tuyến kênh đầu của Sông Rác để tạo thuận lợi trong việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp; quan tâm đến hành lang hồ đập, nghiêm cấm xây dựng các công trình, trồng cây lâm nghiệp trong hành lang…

Các đại biểu cũng nêu lên một số thực trạng của hồ đập trên địa bàn

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã có ý kiến liên quan đến công tác quản lý, xử lý các hành vi vi phạm như: Việc xả rác thải, xâm phạm các hồ đập, công trình thủy lợi; phân tích những nguy cơ, tiềm ẩn của các hồ đập trong mùa mưa lũ; xử lý các hộ xây dựng trái phép ảnh hưởng đến an toàn hồ đập; công tác khảo sát, lập kế hoạch, kinh phí và triển khai nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi… trong thời gian tới.

Đồng chí Trần Viết Hậu, TrưởngBan Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh 
kết luận hội nghị

Kết luận tại hội nghị đồng chí Trần Viết Hậu, TrưởngBan Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh ghi nhận những kết quả của công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016-2019; qua đó, góp phần ngăn mặn, giữ ngọt, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai. Ban Kinh tế - Ngân sách sẽ hoàn thiện văn bản tổng hợp các số liệu liên quan đến hồ đập ở huyện Kỳ Anh để trình HĐND tỉnh cho ý kiến.


Theo Trung Anh/kyanh.hatinh.gov.vn