Để phát triển các mô hình chăn nuôi Dê có hiệu quả

Để phát triển các mô hình chăn nuôi Dê có hiệu quả
Hà Tĩnh là địa phương có nhiêù tiềm năng để phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi dê. Mặc dầu chăn nuôi dê ít tốn kém và tạn dụng được lao động nhàn rỗi, lợi nhuận cao nhưng do nhiêù nguyên nhân khác nhau ở tỉnh ta vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế.

 

Mô hình chăn nuôi dê cho thu nhập caoMô hình chăn nuôi dê cho thu nhập cao

 

       Dê ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi. Dê mắn đẻ, ít bệnh, cho nhiều thịt và sữa, có khả năng cải tạo đàn dê Cỏ nhỏ con, chậm lớn. Nuôi dê cần ít vốn, tốn ít công, thu nhập nhanh và nhiều hơn dê Cỏ. Tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên của miền đồi núi. Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, chính nhờ những đặc tính đó mà một số hộ dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư và thoát nghèo.  Hiện nay, hầu hết bà con nuôi dê thịt. Loài dê thịt phổ biến nhất vẫn là dê địa phương, hay còn gọi là dê cỏ. Nó có màu lông vàng nâu hay loang đen, loang trắng. Loại này chỉ nặng chừng 30-35kg/con. Chúng chỉ cần 6-7 tháng tuổi là đã có thể phối giống, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Dê cỏ rất dễ nuôi, thịt của chúng lại ngon nên bà con nuôi nhiều.Gần đây, người ta đưa giống dê mới vào nuôi, đó là dê Bách Thảo. Dê Bách Thảo có tầm vóc cao to, đầu dài, trán dô, tai cụp… và đa số có màu lông đen tuyền. Loại dê này hiền lành, ít phá hoa màu, dễ nuôi và cho năng suất thịt cao. Con cái nặng khoảng 40-45kg, còn con đực có khi tới 80kg, gấp đôi dê cỏ. Chúng đẻ khỏe: Lứa đầu đẻ 1 con, nhưng từ lứa thứ 2 trở đi đều đẻ 2 con. Lượng sữa của dê Bách Thảo cũng gấp 3-4 lần dê cỏ.
Chuồng dê có thể là căn nhà hoặc lán trại đơn giản nhưng phải đảm bảo ở nơi khô ráo, sạch sẽ thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu. Chuồng dê tốt nhất nên làm hướng Đông Nam để mát về mùa hè ấm về mùa đông. Có thể làm chuồng lớn nhốt chung hay làm chuồng chia ô nhỏ nhốt riêng từng con. Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5cm, cách nhau 1,5cm, cách mặt đất 0,6 – 0,8m. riêng đối với dê con, các nan nhỏ cách nhau 0,8cm để dê không bị lọt chân. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích cho dê đực giống rộng khoảng 1,5 -2 m2, dê thịt chuồng rộng khoảng 0,6m2. Ngoài chuồng nên làm sân rộng, tiếp giáp với chuồng có hàng rào bảo vệ để dê tự do, thoải mái. Khu vực sân chơi phải quang đãng, thoáng mát, có bóng râm, phẳng không đọng nước. Sân chơi thường có diện tích rộng bằng 3 lần diện tích chuồng nuôi.
Về kỹ thuật chọn giống, cũng như các loại gia súc khác là phải chọn những con có ông bà, bố mẹ có nhiều ưu điểm, sau đó kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Nếu chọn hươu cái giống thì nên chọn những dê có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. bộ phận sinh dục cấn đối,  khả năng sinh sản tốt, khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống cao.  Thức ăn cho dê là các loại lá mít, xoan, chuối, dâu, keo dậu, sắn dây, keo lá tràm, sim mua và cây cỏ khác tự nhiên khác trên đồi. Nên cho dê ăn từ 4 đến 7kg cỏ, lá hỗn hợp/ngày/con. Nếu chăn thả chỉ cần cho ăn từ  2 đén  3 kg/ngày/con. Ngoaì ra có thể co dê ăn thêm thức ăn củ quả như sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ, đu đủ, cà rốt. Trước khi cho ăn nên  Rửa sạch, thái mỏng cho ăn 0,2 – 0,8 kg/con/ngày. Cũng cần cho dê ăn thêm Thức ăn tinh hỗn hợp và khoáng gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn, bột sắn, bột đậu tương rang. Tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê ăn từ từ  0,2 đến 0,8 kg/con/ngày. Và cũng có thể cho dê an thêm bã đậu phụ, vỏ giá đỗ xanh, vỏ và trái cây từ 0,3 đến 0,6kg/con/ngày. Tuyệt đối không cho dê ăn những thức ăn chua, hôi, mốc, ướt.
Người chăn nuôi cần theo dõi sức khoẻ đàn dê hàng ngày, không cho dê ăn thức ăn ướt, dính nước mưa, bùn đất mà cần cho dê uống nước sạch có bổ sung thêm một ít muối. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sân chơi, máng ăn, uống hàng ngày, tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi 2 tuần/lần. Hàng ngày trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phải kiểm tra từng con nhằm phát hiện những con bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng hơi đầy bụng để kịp thời điều trị. Tách riêng những con bệnh với con khỏe để theo dõi và tránh lây lan trong đàn.  Định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vắccin để phòng bệnh truyền nhiễm cho dê như: lở mồm long móng, đậu, tụ huyết trùng. So với nhiêù loại  động vật khác thì nuôi dê không đòi hỏi kỹ thuật cao lắm vì đây là đây là động vật hoang dã được đưa về thuần nuôi trong hộ gia đình. Tuy nhiên, để nuôi dê đạt hiệu quả thì người nuôi phải nắm được các yếu tố kỹ thuật cơ bản trong chọn giông, chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tròng truiwf dịch bệnh cho vật nuôi mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao./.
M. Dung- M. Hải- P.Tuấn
Theo kyanh.gov.vn