UBND huyện Kỳ Anh: Hội nghị bổ cứu sản xuất, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh vụ Xuân 2018 và triển khai đề án sản xuất vụ Hè Thu năm 2018.
- Thứ năm - 26/04/2018 03:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiện nay, lúa vụ Xuân đang ở giai đoạn làm đòng, do thời tiết diễn biến phức tạp đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá với diện tích nhiễm 18,2 ha, bệnh đốm nâu, tiêm lửa, khô đầu lá gây hại nặng ở các chân ruộng phèn, gieo cấy dày, không bón phân chuồng, trên các giống lúa HT1, KD18, RVT, XM12, NA2, TƯ8... diện tích nhiễm 295 ha. Để chủ động phòng trừ hiệu quả các đối tượng dịch hại, bảo vệ an toàn cho lúa vụ Xuân, yêu cầu các xã quan tâm chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát cơ sở, phối hợp với trung tâm ứng dụng khoa học kỷ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch hại, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả.
Theo kế hoạch, vụ Hè thu năm 2018, huyện Kỳ Anh đưa vào gieo cấy 4.445 ha lúa; 163ha lạc; 291ha đậu; 126ha ngô; 113ha khoai lang; 43,4ha rau màu các loại. Để vụ sản xuất Hè Thu đạt năng suất, sản lượng cao, UBND huyện Kỳ Anh đã giao chỉ tiêu cụ thể và phù hợp với điều kiện của từng địa phương để qui hoạch vùng sản xuất, bố trí sản xuất trên trên diện tích đất chủ động thủy lợi, đảm bảo năng suất cao. Sản xuất Hè Thu gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu. Trên cơ sở điều kiện sản xuất cụ thể từng vùng trong huyện, để bố trí, cơ cáu giống, cay trồng, thời vụ hợp lý, thu hoach đến đâu đổ nước làm đất gieo cấy đến đó,đảm bảo sản xuất kịp thời vụ, an toàn, hiệu quả; trong đó đặt mục tiêu an toàn lên trên hết. Tăng cường đầu tư thâm canh, thực hiện tốt công tác chống hạn, phòng trừ dịch hại trên cây trồng, vạt nuôi; khai thác và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất; tiếp tục vận động nhân dân sản xuất hết diện tích chuyên sản xuất lúa, tiếp tục xây dựng cánh đồng 1 giống có diện tích trên 20 ha; cơ cấu các giống chủ lực: NA2, Xuân mai 12, PC6, Khang dân 18, HT1, RVT, DT 39, N25, NA6; mỗi xã chọn 1-2 giống chủ lực để sản xuất, hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều giống trên 1 cánh đồng và các giống ngoài cơ cấu. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày bố trí trên vùng đất có độ ẩm cao, đất lúa nhưng phải tiêu úng tốt khi có mưa để trồng các cây trồng cạn như: đậu, rau các loại, dưa hấu, ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi; mỗi xã có một mô hình chuyển đổi diện tích lúa thiếu nước sang cay trồng cạn.
Phát biểu taị hội nghị, đồng chí Phạm Văn Dũng, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh yêu cầu các xã căn cứ vào đề án sản xuất của huyện để xây dựng đề án sản xuất vụ Hè Thu - vụ mùa phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức hội nghị quán triệt từ xã đến thôn và tuyên truyền đến tận sản xuất, nhất là việc chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, chủ động linh hoạt bố trí thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phố biến và quán triệt nội dung Đề án sản xuất Hè thu năm 2018, nhất là thời vụ sản xuất, các chủ trương chính sách phát triển sản xuất. Tập trung vào các nội dung xây dựng các mô hình sản xuất liên kết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thu hoạch nhanh gọn lúa Xuân, thu hoạch đến đâu đưa nước vào làm đất gieo cấy hè thu đến đó để đảm bảo lịch thời vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.../
Theo Thúy Nga, Phạm Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn