UBND huyện Kỳ Anh: Hội nghị rút kinh nghiệm trong xử lý các tình huống an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
- Thứ sáu - 20/04/2018 04:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Kỳ Anh xảy ra tình trạng gửi đơn thư khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp về tranh chấp đất đai; đền bù giải phóng mặt bằng; giải quyết chế độ chính sách, đền bù sự cố môi trường biển..., tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình ANCT, TTATXH. Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra các vụ việc cụ thể để phân tích, tìm nguyên nhân và đúc rút các biện pháp xử lý, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Việc xử lý các tình huống phức tạp về ANCT, TTATXH phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy tối đa vai trò, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng quân sự, công an, biên phòng đóng vai trò nòng cốt; phát huy vai trò của các cơ quan chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, đối thoại, trả lời các kiến nghị, vướng mắc của người dân. Khi xảy ra các vụ việc phức tạp, đông người tham gia, việc giải quyết thống nhất theo phương châm: Tích cực bảo vệ người, tài sản, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc; lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, không để vụ việc kéo dài. Đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì tổ chức khống chế, nhanh chóng ổn định tình hình, phân loại đối tượng để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Quá trình xử lý các tình huống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quân sự, công an, biên phòng và các ban, ngành, địa phương; lấy lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ làm chính. Bên cạnh đó, thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong nắm bắt các âm mưu, diễn biến hoạt động của các đối tượng để thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Thời gian tới, tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp: những mâu thuẫn tranh chấp về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là vấn đề về Biển Đông sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, an ninh đất nước. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng với nhiều phương thức thủ đoạn mới tinh vi, tính chất nguy hiểm hơn; tội phạm mới, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài sẽ có xu hướng gia tăng.
Kỳ Anh sẽ là địa bàn nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, các công trình dự án sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện trên địa bàn với số lượng lớn, trong đó có các dự án trọng điểm của Quốc gia, của tỉnh. Công tác GPMB sẽ có những khó khăn; tình hình khiếu nại tố cáo, nhất là lĩnh vực đất đai, GPMB tiếp tục gia tăng; tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo sẽ có những diễn biến phức tạp. Các đối tượng nổi, cầm đầu trong tôn giáo tiếp tục lợi dụng hoạt động tôn giáo, khiếu kiện để kích động nhân dân biểu tình, khiếu kiện gây mất ANTT, đặc biệt là những diễn biến phức tạp trong vùng giáo như: hoạt động chống đối chính quyền, xây dựng cơi nới trái phép, dựng tượng, xây các cơ sở thờ tự…Tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm trong quản lý tài nguyên; tình hình vi phạm pháp luật trong độ tuổi vị thành niên, trật tự an toàn giao thông tiếp tục có xu hướng gia tăng.…
Trước bối cảnh đó, lực lượng vũ trang cần đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, gắn việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; trong đó cần tập trung một số công tác phối hợp trọng tâm sau:
- Tiếp tục tham mưu, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Kết luận 86-KL/TW ngày 05/11/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANQG trong tình hình mới”; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông trong thời gian tới”.
- Thực hiện tốt quy chế phối hợp theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP; thường xuyên định kỳ tổ chức giao ban, hội ý đánh giá kết quả phối hợp giữa các lực lượng, đảm bảo việc triển khai thực hiện quy chế có hiệu quả.
- Tăng cường công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin tình hình ANCT,TTATXH trên địa bàn; nâng cao năng lực dự báo, đánh giá chính xác, tham mưu cho cấp ủy chính quyền, chủ động phòng ngừa và xử trí tốt các tình huống phát sinh từ trong thực tiễn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong củng cố thế trận an ninh nhân dân; quốc pḥong toàn dân; biên pḥong toàn dân, trong đó chú trọng triển khai thực hiện tại các địa bàn khó khăn phức tạp, địa bàn vùng giáo, địa bàn đang thực hiện công tác hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường trong thời gian vừa qua, như: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang…
- Tăng cường lực lượng, phối hợp chặt chẽ thực hiện các cuộc tuần tra đảm bảo ANCT, TTATXH tại các địa bàn phức tạp và các địa bàn giáp ranh; các xã ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường trong thời gian vừa qua; việc triển khai xây dựng khu trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh tại xã Kỳ Đồng và các mục tiêu, công trình trọng điểm về ANCT, TTATXH trên địa bàn toàn huyện.
- Phối hợp tấn công trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm trên địa bàn, nhất là hoạt động của băng ổ nhóm; các loại tội phạm trộm cắp tài sản; các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác theo dõi quản lý người nước ngoài./.
Theo Mạnh Hải- Phạm Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn