Hộ Độ hiệu quả trong việc chuyển đổi đồng muối hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản
- Thứ năm - 23/06/2016 10:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Là địa phương sản xuất muối lớn nhất tỉnh, nhưng nhiều năm nay xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà không còn gọi là vựa muối nữa. Những cánh đồng muối đã hoang hóa lâu ngày. Để thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, xã Hộ Độ đã tập trung chuyển đổi diện tích đồng muối hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là cách làm hay trong phát triển kinh tế ở địa phương này.
Cách đây hơn 10 năm thì cánh đồng Sở Bằng thuộc thôn Xuân Tây và Liên Xuân, xã Hộ Độ còn là cánh đồng muối trù phú. Nhưng trước sự mai một của nghề muối thì cánh đồng Sở Bằng này đã nhiều năm lại nay là một cánh đồng hoang. Ô nề, chạt lọc, sân nại, mương máng không còn nữa, mà thay vào đó là cỏ dại mọc um tùm. Người dân Hộ Độ không mặn mà với nghề muối truyền thống của mình nữa, vì giá muối quá rẻ. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng ngày công mang lại không nỗi 100 nghìn đồng. Người dân không ai bảo ai mà tự bỏ nghề muối đi tìm kiếm công ăn việc làm khác, mặc cho ruộng muối ngày càng hoang tàn.
Từ những cánh đồng muỗi hoang hóa...
Trước yêu cầu thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới, cánh đồng muối hoang hoá Sở Bằng đã được xã Hộ Độ đưa vào quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 70 ha. Người dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ chủ trương.
Khoảng 5 năm trở lại đây cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà đã tích cực cải tạo diện tích đất đồng muối hoang hoá chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Từ những mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, đến nay xã Hộ Độ đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh, tăng năng suất và cho thu nhập cao, nhờ đó cơ cấu kinh tế của địa phương được cải thiện theo hướng tích cực.
Trước đây, vùng Bình Hà cũng là khu đất đồng muối bỏ hoang lâu ngày, không ai đoái hoài. Địa phương đã có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thuỷ sản, nhằm khuyến khích bà con xây dựng mô hình, làm ăn kinh tế trên chính quê hương mình. Vì vậy, cả một vùng đất với diện tích hàng chục ha bị bỏ hoang đã biến thành một vùng nuôi tôm, cua, cá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để cải tạo đất nơi đây bằng cách san ủi, nạo vét, quai đê, đào ao, đắp bờ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nuôi tôm theo hướng công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong đó điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Mại, Nguyễn Văn Doãn, Phan Đình Thắng .v.v. là một trong những hộ tiên phong đi đầu trong công cuộc chuyển đổi này và đã gặt hái thành công.
Theo báo cáo, tổng diện tích đất đồng muối hoang hóa của xã Hộ Độ hiện tại còn 121 ha. Trong đó địa phương quy hoạch giữ lại một số ít diện tích sản xuất muối, còn lại sẻ tập trung chuyển đổi hết sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2015 xã đã chuyển đổi được gần 30 ha sang nuôi trồng thủy sản. Trong đó chủ yếu tập trung nuôi tôm thâm canh theo hương công nghiệp khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, mang lại năng suất hiệu quả kinh tế.
...thành những vùng nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao
Để tập trung chuyển đổi toàn bộ diện tích đồng muối bỏ hoang sang nuôi trồng thủy sản, Hộ Độ đã tuyên truyền vận động bà con diêm dân đồng thuận, thống nhất chủ trương không để đất đai bỏ hoang, lãng phí. Xã cũng đã quán triệt chính sách hỗ trợ các hộ dân nuôi trồng thủy sản theo quyết định 24 của UBND tỉnh và chỉ đạo Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Quý cung ứng giống tôm cho bà con bảo đảm an toàn, chất lượng. Xã đã thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản nhằm tập hợp, liên kết, thu hút các xã viên cùng góp vốn để đầu tư, làm ăn.
Bên cạnh đó, xã huy động được Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với nguồn vốn 4,2 tỷ đồng cho Hợp tác xã Hà Vọc nhằm xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản đa dạng sinh học theo hướng Viet Gap. Trong đó các hạng mục xây dựng bao gồm đường, kênh mương nội vùng, hệ thống đê bao và hệ thống điện của vùng nuôi. Đến nay các hạng mục của dự án đã phát huy tác dụng trong việc góp phần giúp bà con nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả.
Vụ xuân hè năm 2016 này toàn xã đã thả hơn 12 triệu con giống thuỷ sản, trong đó 9 triệu con tôm thẻ chân trắng, 3 triệu con tôm sú, 40 nghìn con cua và 25 nghìn con cá. Với số lượng con giống trên, sau khoảng 3 tháng chăm sóc nuôi thả, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 135 tấn, tổng doanh thu trị giá gần 200 tỷ đồng.
Đến nay nuôi trồng thủy sản ở Hộ Độ đã trở thành phong trào và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhiều hộ đã biến bất lợi thành ưu thế, chuyển những ruộng muối bỏ hoang thành cánh đồng thuỷ sản tiền tỷ. Toàn xã hiện có 74 hộ dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 77 ha. Bình quân mỗi hộ có từ 5 nghìn m2 đến 1 ha ao hồ trở lên. Nhờ vậy đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 250 lao động và hàng trăm lao động thời vụ và buôn bán mặt hàng hải sản kèm theo tại địa phương.
Công tác chuyển đổi, cơ cấu đất làm muối hoang hoá trên địa bàn xã những năm qua đã đưa lại hiệu quả rõ rệt. Cách làm này đã tận dụng đất đai, tạo việc làm, biến khó khăn thành lợi thế và chỉ ra bước đi mới trong phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. Nhưng để có hiệu quả bền vững và lâu dài đòi hỏi ngành chức năng hổ trợ địa phương hơn nữa trên các phương diện kích cầu, cơ chế chính sách, hổ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Có như vậy chuyện cánh đồng muối bỏ hoang, mới hồi sinh được bằng nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân Hộ Độ. Có thể nói, việc khai thác tiềm năng đất đai hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có ý nghĩa thiết thực về sắp xếp lại ngành nghề, lao động trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đẩy nhanh tiến trình về đích xây dựng nông thôn mới của xã Hộ Độ năm 2016./.
Bên cạnh đó, xã huy động được Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với nguồn vốn 4,2 tỷ đồng cho Hợp tác xã Hà Vọc nhằm xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản đa dạng sinh học theo hướng Viet Gap. Trong đó các hạng mục xây dựng bao gồm đường, kênh mương nội vùng, hệ thống đê bao và hệ thống điện của vùng nuôi. Đến nay các hạng mục của dự án đã phát huy tác dụng trong việc góp phần giúp bà con nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả.
Vụ xuân hè năm 2016 này toàn xã đã thả hơn 12 triệu con giống thuỷ sản, trong đó 9 triệu con tôm thẻ chân trắng, 3 triệu con tôm sú, 40 nghìn con cua và 25 nghìn con cá. Với số lượng con giống trên, sau khoảng 3 tháng chăm sóc nuôi thả, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 135 tấn, tổng doanh thu trị giá gần 200 tỷ đồng.
Đến nay nuôi trồng thủy sản ở Hộ Độ đã trở thành phong trào và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhiều hộ đã biến bất lợi thành ưu thế, chuyển những ruộng muối bỏ hoang thành cánh đồng thuỷ sản tiền tỷ. Toàn xã hiện có 74 hộ dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 77 ha. Bình quân mỗi hộ có từ 5 nghìn m2 đến 1 ha ao hồ trở lên. Nhờ vậy đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 250 lao động và hàng trăm lao động thời vụ và buôn bán mặt hàng hải sản kèm theo tại địa phương.
Công tác chuyển đổi, cơ cấu đất làm muối hoang hoá trên địa bàn xã những năm qua đã đưa lại hiệu quả rõ rệt. Cách làm này đã tận dụng đất đai, tạo việc làm, biến khó khăn thành lợi thế và chỉ ra bước đi mới trong phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. Nhưng để có hiệu quả bền vững và lâu dài đòi hỏi ngành chức năng hổ trợ địa phương hơn nữa trên các phương diện kích cầu, cơ chế chính sách, hổ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Có như vậy chuyện cánh đồng muối bỏ hoang, mới hồi sinh được bằng nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân Hộ Độ. Có thể nói, việc khai thác tiềm năng đất đai hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có ý nghĩa thiết thực về sắp xếp lại ngành nghề, lao động trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đẩy nhanh tiến trình về đích xây dựng nông thôn mới của xã Hộ Độ năm 2016./.
Theo Ngọc Quang/Lộc Hà