Lễ hội kỷ niệm 571 năm ngày mất Chiều trưng Đại vương Lê Khôi

Lễ hội kỷ niệm 571 năm ngày mất Chiều trưng Đại vương Lê Khôi
Từ ngày 26 đến 28 tháng 5 năm 2017 (tức 01 – 03/5 AL), huyện Lộc Hà và Thạch Hà tổ chức Lễ hội Đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi nhân kỷ niệm 571 năm ngày mất của Ngài. Đền Chiêu Trưng hay còn gọi là đền Võ Mục thờ danh tướng Lê Khôi, được xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng trong dãy núi Quỳnh Viên (Nam Giới).

Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn ngay từ đầu. Ông có tên trong Hội thề Lũng Nhai và danh sách 35 vị công thần khởi nghĩa. Lê Khôi đã trải quan 3 triều đại Nhà Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và giữ tới chức Hộ vệ thượng tướng quân, khâm sai tiết chế thủy lục như đinh. Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu. ở đây, ông rất chú trọng việc phát triển nông nghiệp cũng như đắp đập khai hoang, lập làng. Vâng mệnh Triều đình ông cùng với Lê Thụ, Lê Khả, Lê Khắc Phục đi đánh Chiêm Thành và bắt được chúa Chiêm là Bi Cai; trên đường trở về, ông đã bị bệnh nặng và mất vào ngày 3 tháng 5 năm Bính Dần (1446) tại chân núi Nam Giới.
Triều đình đã làm quốc tang, an táng thi hài ông trên núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó. Năm 1487, vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng Đại Vương” Lê Khôi.

 

Résultat de recherche d'images pour

 

Résultat de recherche d'images pour

Lễ rước từ các đền thờ vọng về đền chính

 

Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng vào năm Đinh Mão (1477); đến nay, sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Muốn tới đền Chiêu Trưng, từ chân núi, du khách phải leo qua 23 bậc đá với hai bên đường là cây cối um tùm rậm rạp. Sau khi đi qua cổng đền - nơi ghi năm đặt mộ, dựng đền và năm xây cổng, du khách sẽ tới đền Hạ - nơi có không gian thoáng, rộng, dùng để đón tiếp quan khách tới tế lễ. Đi tiếp vào trong, du khách sẽ tới đền Trung - nơi các bô lão trong vùng họp bàn về việc tế lễ, sửa chữa đền. Đền Trung được chạm khắc rất kỳ công; đây là một công trình nghệ thuật vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa có ý tưởng sáng tạo sâu sắc. Theo một số nhà nghiên cứu, các đường nét chạm khắc ở Trung điện đền Chiêu Trưng in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 17, đến nay vẫn còn được bảo tồn. Ở hai bên Trung điện là hai cửa nách thấp, hẹp; du khách phải cúi thấp đầu mới đi qua được để lên Thượng điện. Nằm giữa Thượng điện là hương án sơn son thiếp vàng, phía trên có để bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ với những nét chạm khắc rất trang nghiêm, phúc hậu.  Tại các xã Thạch Kim, Mai Phụ, Thạch Bàn, Thạch Hải đều có Đền thờ vọng của Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi.

Hàng năm vào các ngày từ 01 – 03/5, chính quyền 2 huyện Lộc Hà , Thạch Hà và các xã Thạch Kim, Mai Phụ, Thạch Bàn, Thạch Hải tổ chức Lễ hội để tưởng nhớ công ơn to lớn của Ngài đối với dân tộc, Lễ hội thu hút rất đông nhân dân đến thắp hương tưởng nhớ Ngài.

Theo locha.hatinh.gov.vn