Lộc Hà: Ra quân triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Lộc Hà: Ra quân triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Tr­ước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên 1 số địa phương trong tỉnh, những ngày này trên địa bàn huyện Lộc Hà, không khí ra quân tiêm phòng vacxin, tiêu độc khử trùng đang được các cấp uỷ chính quyền và người dân tích cực triển khai.
Nằm trên tuyến đường 22/12, Thôn Hòa bình xã Thịnh Lộc hiện có gần 150 con trâu bò và 800 gia cầm các loại. Ngay sau khi có sự chỉ đạo của UBND huyện Lộc Hà về việc việc tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tai xanh ở lợn và bệnh cúm gia cầm H5N1, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm phòng đợt 1 năm 2013, cấp ủy chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai đợt ra quân thực hiện triệt để việc tiêm phòng các loại vacxin cho đàn gia súc gia cầm và vệ sinh môi trường, xử lý tiêu độc khử trùng với sự tham gia tự giác, tích cực của rất nhiều người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Khắc Dung – Bí thư chi bộ thôn Hòa Bình, xã Thịnh lộc - Lộc Hà vui vẻ cho biết: Vì được tuyên truyền đầy đủ và rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất chăn nuôi nên hầu như bà con nhân dân ai cũng đồng tình chấp hành nghiêm túc. Ngay sau khi ban cán sự thôn thông báo trên loa phát thanh kế hoạch tiêm phòng, các chủ hộ có trâu bò, lợn, gà, vịt đều tự giác đến kê khai số lượng, làm thủ tục đầy đủ, chính vì thế sau gần 1 tiếng đã có trên 80% tỉ lệ trâu bò đã được tiêm…
 

Tiêm vắc xin cho đàn  gia cầm
 
 

Tiêu độc khử trùng tại các chợ

Năm 2013, ước tính trên địa bàn toàn huyện Lộc Hà có khoảng gần 12.000 con trâu bò, 13.800 con lợn và 203.000 gia cầm các loại. Với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nguy cơ dễ xảy ra dịch bệnh nếu tỷ lệ tiêm phòng không cao và dịch bệnh phát ra sẽ rất dễ lây lan và khó dập. Cộng với đó là thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa, ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ đàn vật nuôi; nhu cầu của người chăn nuôi về nhập con giống để tái đàn sau dịp Tết dễ dẫn đến nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm, long móng ở trâu, bò có khả năng phát sinh, lây lan cao. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, một số địa phương lân cận Lộc Hà cũng đã xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như lợn tai xanh, LMLM, cúm gia cầm...

Trước nguy cơ có thể bùng phát dịch bất cứ lúc nào, với tinh thần chủ động cao, huyện Lộc Hà đã quán triệt tinh thần chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng áp dụng các biện pháp phòng, chống nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm và sức khoẻ của người dân. Cïng víi ra quân thực hiện chiến dịch tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn toàn huyện, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, PCT UBND xã An Lộc, trong đợt này, ngoài hoàn thành trên 6000 liều vắc xin tiêm phòng các loại trên đàn gia súc gia cầm, ngay trong ngày thứ 2 ra quân đã chủ động cung ứng trên 10 lít hóa chất, 2 tạ vôi bột để tiêu độc khử trùng tại các điểm chợ, đầu mối các tuyến đường giao thông tiềm ẩn nguy cơ truyền dịch qua địa bàn.

UBND huyện Lộc Hà đã giao cho phòng NN&PTNT, Trạm thú y huyện phối hợp với các địa phư­ơng thực hiện triệt để việc tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn gia súc và tăng cư­ờng quản lý việc kinh doanh, vận chuyển và buôn bán, giết mổ gia súc; thành lập các đoàn liên ngành kiểm soát, thực hiện quản lý chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật từ ngoài vào, nhất là từ vùng dịch về địa ph­ương, xử lý kiên quyết các tr­ường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, huyện cũng cho thành lập đoàn tổ chức rà soát lại kết quả tiêm phòng vắc xin, nếu địa phương nào chưa đạt phải tổ chức tiêm lại. Đồng thời cử cán bộ thú y xuống giám sát dịch tận hộ chăn nuôi, khuyến khích người dân làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm để xử lý kịp thời nếu có dịch bệnh xẩy ra. Nhờ làm tốt công tác tiêm phòng nên đã hơn 4 năm nay, trên địa bàn huyện Lộc Hà không có dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Bài, ảnh : Trâm Anh
Đài PT-TH huyện Lộc Hà