Đoàn cán bộ huyện Khăm cợt thăm quan mô hình trồng cam tại Vũ Quang

Trong ngày 25/3, Đoàn cán bộ lãnh đạo và nhân dân huyện Khăm cợ tỉnh Bô ly Khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do đ/c Khăm Vắt Xu Ly Khẳn – Phó Bí Thư – Phó chủ tịch UBND huyện dẫn đầu đã đi thăm quan học hỏi mô hình, kỷ thuật trồng cam tại huyện Vũ Quang. Tiếp và đi cùng đoàn có Đ/c Trịnh Văn Ngọc – TUV – Phó Bí thư – Chủ tịch UBND huyện, Phạm Quốc Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện.
Đoàn cán bộ huyện Khăm cợt thăm quan mô hình trồng cam tại Vũ Quang
Để  giúp đoàn cán bộ và nhân dân huyện Khăm cợt hiểu về cây cam ở Vũ Quang, Lãnh đạo huyện nhà đã đưa đoàn đi thăm quan một số mô hình trồng cam tiêu biểu trên địa bàn huyện. Đồng thời giới thiệu tiềm năng, lợi thế cũng như kỷ thuật trồng cam tại huyện Vũ Quang. Theo đó, cam là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM tại huyện Vũ Quang. Mỗi ha cam, sau 3 năm xuống giống có thể bắt đầu cho thu hoạch. Bình quân mỗi ha cam sẽ thu về từ 350 - 400 triệu đồng/1 vụ sản xuất.  Hiện nay toàn huyện đã có  2.225ha cam, trong đó đã có 550 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, giá bình quân đạt 35 nghìn đồng/1kg. Cam chính là cây xoá đói giảm nghèo của huyện Vũ Quang, nhiều hộ dân có thu nhập từ 500- 700 triệu đồng mỗi năm.
Sau khi đi tham quan, học hỏi tại một số mô hình, Đ/c Khăm Vắt Xu Ly Khẳn – Phó Bí Thư – Phó chủ tịch UBND huyện Khăm cợt đánh giá cao giá trị kinh tế mà cây cam mang lại cho người dân huyện Vũ Quang. Đ/c  cho rằng điều kiện tự nhiên ở Vũ Quang có nét tương đồng với huyện Khăm cợt, nhất là vùng giáp ranh giữa 2 huyện. Vì vậy huyện Khăm cợt mong muốn huyện Vũ Quang tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ về cây giống, đồng thời cử cán bộ kỷ thuật cũng như một số hộ dân trồng cam của huyện sẽ sang hổ trợ kỷ thuật, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cam tại huyện Khăm cợt. Qua đó, người dân huyện Khăm cợt sẽ áp dụng, đưa cây cam vào trồng đại trà trên địa bàn toàn huyện.
Qua trao đổi trực tiếp, lãnh đạo huyện Vũ Quang đồng tình và nhất trí cao ý tưởng  cũng như đề nghị của huyện Khăm cợt. Sau khi 2 huyện thống nhất các phương án, cách thức, quy mô, số lượng cần trồng, huyện sẽ sắp xếp, bố trí cán bộ, cũng như một số người dân có kinh nghiệm sẽ sang hổ trợ giống, kỷ thuật trồng và chăm sóc cây cam cho nhân dân huyện Khăm cợt. Lãnh đạo huyện nhà mong muốn, dự án sẽ thành công và 2 – 3 năm sau, cam Vũ Quang sẽ phát triển và cho sản lượng cao trên mảnh đất huyện Khăm cợt.
Bích Hường – Văn Tịnh
Đài Vũ Quang