Vũ Quang triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi, Đề án chăn nuôi, giai đoạn 2016 – 2020.

Sáng ngày 8/6, UBND huyện Vũ Quang đã tổ chức cuộc họp để triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi giai đoạn 2016 – 2020, Đề án phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2016 – 2020. Đ/c Phạm Hữu Bình – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện, Trịnh Văn Ngọc – TUV – Phó Bí thư – Chủ tịch UBND huyện cùng chủ trì cuộc họp.
Vũ Quang triển khai 2 Đề án về phát triển cây ăn quả và chăn nuôi, giai đoạn 2016 – 2020.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, các ý kiến cho rằng  Đề án phát triển cây ăn quả có múi và Đề án phát triển chăn nuôi là 2 Đề án rất phù hợp với địa phương, nó quyết định việc nâng cao đời sống cho người dân. Các địa phương sẽ tập trung tuyên truyền đến tận người dân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên về phát triển diện tích cây ăn quả  nguồn giống cần lấy tại địa phương, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Về  chăn nuôi, cần đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Riêng về phát triển đàn hươu hiện nay tại các địa phương rất khó. Vì hiện người dân không mặn mà với loại vật nuôi này vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế.
Tại cuộc họp, các đoàn thể cũng đã khẳng định sẽ tập trung tuyên truyền đến tận mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên, thực hiện tốt mục tiêu của 2 Đề án.
Phát biểu tại cuộc họp, Đ/c Phạm Hữu Bình – Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện và Đ/c Trịnh Văn Ngọc đã  nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 Đề án phát triển cây ăn quả và Đề án phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2016 - 2020. Đây là 2 Đề án quyết định việc nâng cao đời sống của người dân. Cụ thể hoá nghị quyết Đảng bộ huyện. Muốn dân giàu chỉ có thể phát triển cây ăn quả và chăn nuôi. Đây là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn. Về phát triển cây ăn quả: cần chuyển đổi các diện tích đất đồi hoang và cây không có giá trị sang trồng các loại cam. Về chăn nuôi, hiện nay không phụ thuộc nguồn giống ở bên ngoài, huyện đã xây dựng các trại lợn nái, đảm bảo cung cấp đầy đủ con giống cho người dân chăn nuôi tập trung. Phát triển bền vững nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Chăn nuôi bò phải tập trung, không thả rông, thả đàn. Muốn thực hiện tốt được 2 Đề án này, yêu cầu các địa phương, các tổ chức đoàn thể cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức quán triệt sâu rộng đến tận người dân, đoàn viên, hội viên. Triển khai căng cơ, bài bản, đúng theo tinh thần của 2 Đề án. Trong quá trình triển khai có vướng mắc cần phản ánh kịp thời để xâu nối về mặt thông tin, để chỉ đạo kịp thời. Trước mắt các địa phương cần tập trung triển khai nội dung, chỉ tiêu được giao trong năm 2026. Thực hiện thành công 2 Đề án là thước đo kinh tế của từng địa phương, cũng là thước đo hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo địa phương.  
Tin, ảnh: Bích Hường
Đài Vũ Quang