Tham dự buổi tập huấn là đại diện cho 26 đơn vị gồm ban lãnh đạo các hiệp hội, Hội nông dân, chủ tịch hợp tác xã và các cán bộ khuyến nông tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó là đại diện từ các công ty thực phẩm nông nghiệp có trang trại trồng rau, xưởng đóng gói và thực hành hợp đồng canh tác với nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Quang cảnh buổi tập huấn.
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, địa phương là tỉnh sản xuất rau trọng điểm của Việt Nam, với sản lượng rau ôn đới lớn nhất và là nguồn cung cấp rau chính cho thị trường cả nước. Lâm Đồng cũng là nguồn cung cấp rau quan trọng cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Tính đến năm 2020, Lâm Đồng có diện tích trồng rau khoảng hơn 24.000ha, sản lượng 2,6 triệu tấn/năm phục vụ nội địa và xuất khẩu.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích, sản lượng rau lớn nhưng thiếu các quy trình, công nghệ và phương tiện bảo quản thích hợp sau thu hoạch.
Mặc dù công nghệ cao đã được áp dụng vào sản xuất rau trong những năm gần đây ở một số vùng, nhưng phần lớn các hộ sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ với vốn đầu tư hạn chế. Vẫn còn thiếu các quy trình, công nghệ và phương tiện bảo quản thích hợp sau thu hoạch. Nhận thức về thực hành xử lý thực phẩm an toàn sau thu hoạch của người nông dân còn hạn chế, dẫn đến tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao.
Trong khi đó, bà Maria Theresa S. Medialdia - Giám đốc Ban ADC, Viện Mekong cho hay, quá trình toàn cầu hóa nguồn cung thực phẩm tươi ngày càng được mở rộng, kỹ thuật sản xuất và xử lý sau thu hoạch liên tục được thay đổi, nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng nhanh và biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề đáng quan tâm.
Sau 3 ngày tập huấn, các học viên sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý thực phẩm an toàn sau thu hoạch.
Tính chất mở của chuỗi cung ứng thực phẩm tươi khiến sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất, thu hoạch, xử lý và chế biến. Trước đây, nhiều người tin rằng chỉ cần bước rửa sau thu hoạch là đã đủ để loại bỏ tạp chất.
Tuy nhiên, gần đây hơn, việc rửa sau thu hoạch có hiệu quả khử nhiễm hạn chế và gây nguy cơ nhiễm bẩn chéo. Để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng rau tươi, cần áp dụng các đổi mới trong công nghệ sau thu hoạch và hệ thống an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, trong 3 ngày diễn ra tập huấn tại TP.Đà Lạt, các đơn vị mong muốn các học viên hiểu được các khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của việc xử lý thực phẩm an toàn sau thu hoạch đối với rau tươi. Từ đó, xác định được các mối nguy an toàn thực phẩm chính trong xử lý sau thu hoạch và các thực hành quan trọng sau thu hoạch góp phần vào các vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo Văn Long/danviet.vn
https://danviet.vn/lam-dong-day-manh-tap-huan-xu-ly-thuc-pham-an-toan-cho-rau-sau-thu-hoach-20210407152205279.htm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh hà tĩnh lần thứ XIX, Nhiệm kỳ 2020 - 2025
về việc rà soát, đánh giá lại một số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2019, 2020 và sản phẩm OCOP
Về việc khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020
Ban hành Quy chế Quản lý sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định về việc khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ năm 2020