Xuất siêu 10,5 tỷ USD
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Phạm Văn Điển cho biết năm 2020, tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ và lâm sản.
Ngành chế biến gỗ hướng đến mục tiêu 14 tỷ USD trong năm 2021. Ảnh tư liệu
Mục tiêu ngành lâm nghiệp năm 2021: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%; trồng rừng tập trung 230.000ha. Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt: 14 tỷ USD.
Tổng cục Lâm nghiệp đã thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; theo dõi và phối hợp với doanh nghiệp thực hiện xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế…
Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản để nắm bắt tình hình, giúp các doanh nghiệp giảm bớt được những khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng ngành.
Nhờ đó, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019, trong đó xuất siêu 10,5 tỷ USD
Mục tiêu cán đích 14 tỷ USD
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2021, toàn ngành đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD; tổng sản lượng khai thác gỗ 32 triệu m3; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng…
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 toàn ngành lâm nghiệp đạt kết quả tương đối toàn diện ở mức cao trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp đặc biệt đi sâu phân tích vào những "nút thắt" toàn ngành cần chú ý giải quyết không chỉ trong năm 2021 mà cả trong thời gian dài hơi hơn.
Trước hết, Việt Nam phấn khởi tăng hệ số che phủ rừng lên mức 42% là hệ số cao nhưng nhìn sâu lại vẫn thấy là 3 khu vực trọng điểm hoàn toàn chư yên tâm là Tây bắc, Tây Nguyên và rừng ven biển.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chính sách khoanh nuôi bảo vệ hỗ trợ phát triển rừng rất nhiều nhưng đến nay chưa thỏa đáng, chưa đủ sức tích cực để kích thích người tham gia, đối tượng tham gia phục hồi phát triển rừng.
Đáng chú ý, công nghiệp chế biến gỗ và đồ gỗ có bước tiến nhưng sản phẩm thô là nhiều...
"Năm 2021 - 2025 và thời gian xa hơn phải tập tủng để đưa kinh tế lâm nghiệp phát triển đúng theo tiềm năng, mỗi năm tăng trưởng với tốc độ trên 10%" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo Anh Thơ/danviet.vn
https://danviet.vn/xuat-khau-go-quyet-gom-du-14-ty-usd-trong-nam-2021-20210107174533458.htm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Quyết định về việc khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ năm 2020
Công văn số 866/VPĐP-KHNVGS ngày 21/12/2020 về việc công nhận Khu dân cư NTM đạt chuẩn theo Quyết định số 33 của UBND tỉnh
Nghị quyết số 255/2020/NQ-HĐND Nghị quyết số 255/2020/NQ-HĐND tiếp tục thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 2114/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”
Quyết định về việc thành lập Hội đồng, Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh năm 2020