04:36 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sẽ cắt giảm 14 chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ nhật - 03/11/2013 04:39
Theo Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, tới năm 2015, 16 chương trình mục tiêu quốc gia vẫn giữ nguyên nhưng sẽ cắt giảm các chương trình thành phần cho phù hợp với nguồn lực hiện có. Trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ lồng ghép 14 chương trình mục tiêu quốc gia vào hai chương trình chính: phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo bền vững.
Người dân xã Phúc Than, huyện Than Uyên, Lai Châu, có nước sạch từ chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT (Ảnh: Đăng Khoa).

Người dân xã Phúc Than, huyện Than Uyên, Lai Châu, có nước sạch từ chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT (Ảnh: Đăng Khoa).


Quá nhiều dự án

Đại biểu Danh Út - Kiên Giang cho biết, 16 chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trong ba năm qua có quá nhiều dự án. Vốn chi cho sự nghiệp quá lớn trong khi chi trực tiếp cho người thụ hưởng còn quá ít, dẫn đến tỷ lệ các chương trình đạt thấp. Hầu như 16 chương trình đến năm 2015 sẽ không hoàn thành các mục tiêu như Nghị quyết Quốc hội đề ra. Do đó, cần thu gọn, bỏ các dự án không thiết thực.

Đây là ý kiến của đại biểu Danh Út trong phiên thảo luận về sơ kết ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII ngày 2-11

Đại biểu Danh Út khẳng định, hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia rất tích cực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu cơ bản về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập. Đó là cơ chế quản lý chỉ đạo, điều hành chương trình vẫn còn tình trạng chia cắt trong chỉ đạo từ cấp trung ương, gây khó khăn cho địa phương trong việc lồng ghép nguồn lực thực hiện các mục tiêu. Đến nay, Chính phủ chưa ban hành quyết định sửa đổi quy chế quản lý điều hành theo hướng phân cấp cho chính quyền địa phương. Chính phủ cũng nên giao vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2014 - 2015 và giao nhiệm vụ đến hết năm 2015 cho các địa phương chủ động trong việc phân bổ và huy động nguồn lực thực hiện chương trình.

Cùng quan điểm này, đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) nhận xét, các chương trình có tình trạng thiếu tập trung, dàn trải, hiệu quả thấp do cơ chế quản lý, điều hành có thủ tục liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành. Cơ quan quản lý thực hiện chưa tinh gọn nên dẫn đến kéo dài thời gian triển khai, làm tăng bộ máy và nhân sự quản lý, tăng kinh phí. Các nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là kinh phí hỗ trợ trực tiếp của mỗi chương trình mà trung ương phân bổ cho các địa phương còn quá hạn hẹp, không đạt tỷ lệ quy định.

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, ở giai đoạn 2014- 2015, Nghị quyết của Quốc hội đã phân bổ cho cả năm năm và đang thi hành nên không thể cắt ngay 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Trước mắt, Chính phủ muốn giữ nguyên 16 chương trình này, rà soát cắt giảm các chương trình thành phần, thu hẹp các mục tiêu cho thích hợp, với nguồn lực. Trong năm 2014, 2015 sẽ giảm vốn bố trí do không thể đáp ứng nguồn lực, không khởi công các dự án mới mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án cũ.

Trong năm năm tiếp theo (2016 - 2020) sẽ lồng ghép tất cả các chương trình mục tiêu quốc gia vào hai chương trình chính: phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo bền vững. Đây là hai chương trình có tính chất xã hội quan trọng, có thể thực hiện cùng trên một địa bàn, nếu lồng ghép 14 chương trình kia vẫn đúng chủ trương và đều nằm trong 19 tiêu chí của nông thôn mới.

Tăng đầu tư phát triển

Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đánh giá, cơ cấu chi sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia còn cao. Dự kiến trong năm 2014, chi cho sự nghiệp là 8.225 tỷ đồng chiếm 56,84%, đầu tư phát triển chỉ có 6.245 tỷ đồng chiếm 43,16%. Do đó, cần rà soát chặt chẽ phần chi sự nghiệp để bổ sung vào phần chi phát triển, bảo đảm tính hiệu quả của các chương trình.

Đại biểu Hoàng Đăng Quang (Quảng Bình) nhận định, việc lồng ghép các chương trình và phân bổ vốn giao kế hoạch hàng năm vẫn còn chậm, gây bị động cho các địa phương. Vì vậy, nên tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho địa phương tự cân đối nguồn lực, lồng ghép giữa các chương trình dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Tình trạng giao kế hoạch phân bổ vốn chậm dẫn đến việc triển khai hằng năm của địa phương chậm tiến độ cũng cần được cải thiện. Có thể giao tổng mức đầu tư cho tất cả các chương trình để địa phương chủ động chịu trách nhiệm trong việc phân giao, lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn. Các bộ, ngành trung ương chỉ làm nhiệm vụ xác định các nguyên tắc, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện ở địa phương, như vậy sẽ tăng hiệu quả hơn.

NGÂN ANH
Nguồn nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 40756

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 156626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60478583