20:23 EDT Thứ ba, 16/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sẽ có thực phẩm sạch từ chăn nuôi nông hộ

Thứ hai - 19/11/2012 19:21
Dự thảo chính sách về phát triển chăn nuôi nông hộ cơ bản đã nhận được sự đồng thuận của các Bộ, ngành. Liệu đây có là lối thoát cho chăn nuôi nông hộ? Người dân có được sử dụng thực phẩm an toàn từ vùng chăn nuôi này? TS. Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã trao đổi vấn đề này với phóng viên Đại Đoàn Kết.

 
Chăn nuôi nông hộ vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng
 
Thưa ông, trước đây dự thảo chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo hộ gia đình chưa nhận được sự đồng thuận của các Bộ, ban ngành và các địa phương. Tại sao Cục Chăn nuôi lại tiếp tục đề xuất Dự thảo chính sách chăn nuôi nông hộ?
 
Ông Nguyễn Thanh Sơn
Ảnh: Minh Thăng
- Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, hiện nay có 6,4 triệu hộ chăn nuôi lợn; 6,5 triệu hộ chăn nuôi gà; 2 triệu hộ chăn nuôi bò; 1,6 triệu chăn nuôi vịt. Sản lượng từ chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm từ 55-60% sản lượng thịt đối với lợn, gà và vịt;  90-92% từ chăn nuôi trâu bò.
 
Những năm qua khi xảy ra dịch bệnh, chúng ta cố gắng giảm dần chăn nuôi nông hộ. Nhiều hộ ở cả 3 miền bỏ đàn, bỏ chuồng nên thị trường thiếu hụt nguồn cung, khiến cho giá bị đẩy lên gấp 2-3 lần. Qua đây cho thấy, chăn nuôi nông hộ vẫn giữ 1 vị trí hết sức quan trọng trong việc đóng góp sản lượng thịt hàng năm và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
 
Gần đây, chúng ta vẫn khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, nhưng do quá trình đô thị hóa, nhiều địa phương không còn quỹ đất. Mặt khác, khi quy mô nuôi càng lớn thì vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra. Nhiều địa phương xảy ra kiện cáo và bắt di rời trang trại, như Nghệ An, Bình Dương…. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giao Bộ NN&PTNN phát triển chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ. Với điều kiện của Việt Nam, chăn nuôi nông hộ vẫn còn tồn tại khoảng 10-15 năm nữa.
 
Vậy điều kiện được hưởng chính sách chăn nuôi nông hộ và những ưu đãi từ chính sách này như thế nào, thưa ông?
 
- Những hộ chăn nuôi nằm trong vùng quy hoạch, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và những hộ đảm bảo điều kiện nhất định về chăn nuôi thực hiện theo hướng an toàn sinh học, công tác phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng… thì mới được hưởng chính sách hỗ trợ.
 
Chương trình này không thể đưa ra trọn gói từ Trung ương phân bổ cho địa phương, mà lồng ghép vào nguồn ngân sách của địa phương cho phát triển chăn nuôi. Trung ương chỉ hỗ trợ cho một số chương trình như phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai và những hộ nghèo theo chương trình 30A.
 
Theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay cho các hộ phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, bền vững (thời gian trong vòng 5 năm). Về giống, mức tối thiểu 8 triệu đồng/con bò lai zebu, 10 triệu đồng/con trâu, 5 triệu đồng/lợn đực ngoại. Đối với những hộ còn thả rông trâu bò hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ cải tại chuồng trại; 200.000 đồng/306 m2/năm để trồng mới cỏ. Về xử lý môi trường, hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình khí sinh học. Ngoài ra, hàng triệu hộ gia đình sẽ được hỗ trợ đào tạo tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.
 
Dự thảo chính sách chăn nuôi nông hộ được quy định theo hướng an toàn sinh học. Vậy xin ông cho biết, tiêu chí an toàn sinh học là gì? Liệu người tiêu dùng có được sử dụng thực phẩm an toàn từ vùng chăn nuôi này không?
 
- Chúng ta không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển mà mục tiêu hướng tới theo mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, có kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đạt được hiệu quả mới có thể cạnh tranh được. Theo đó, chăn nuôi an toàn sinh học phải có khai báo. Các con giống phải có nguồn gốc. Thực hiện chăn nuôi có điều kiện về vệ sinh thú ý, kiểm soát người ra vào vùng chăn nuôi chặt chẽ…. Không thể kiểm soát được 100% nhưng tiêu chí cơ bản của an toàn sinh học là phải thực hiện được.
 
Khi người nông dân chăn nuôi có đăng ký kiểm soát đầu vào, nguồn thức ăn và phòng chống dịch bệnh thì cơ bản đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Tuy nhiên, để thực hiện được ATVSTP cần rất nhiều khâu, quy hoạch chăn nuôi chỉ là khâu đầu tiên. Khâu quan trọng là nguồn đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, các loại thuốc dịch bệnh khác. Nguồn đầu ra như quy trình giết mổ, vận chuyển đảm bảo thì mới đến bàn ăn đảm bảo được.
 
Dự thảo chính sách cũng sẽ điều chỉnh chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, đó chính là nền tảng cho chăn nuôi an toàn, đảm bảo ATVSTP.
 
Xin cảm ơn ông!
Minh Trang (thực hiện)
Nguồn:daidoanket.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 40366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 721189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64707133