12:04 EDT Thứ ba, 16/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò của Nhà nước trong kinh doanh

Thứ hai - 03/09/2012 10:21
Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới được phê duyệt đặt mục tiêu:“DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”.
Mục tiêu đó làm cho DNNN trở thành một thực thể “lưỡng cực”, vừa là một DN với nhiệm vụ kinh doanh thu lợi nhuận, lại vừa là một tổ chức mang tính công ích, hoạt động vì an sinh xã hội, phi lợi nhuận. Việc sử dụng các DNNN với những mục tiêu trái chiều nhau đã và đang xuất hiện những hệ lụy.
Đó là không thể tìm ra chủ sở hữu đích thực của DNNN. Ở các DNNN hiện nay, chỉ có những “ông chủ hờ”, kinh doanh không bằng vốn của mình. Do đó, tham nhũng, lãng phí không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, với mục tiêu sử dụng DNNN làm công cụ “điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô” sẽ không thể đặt các DNNN vào sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường. Bởi, khi thực hiện mục tiêu đó, các DNNN sẽ nhận được những ưu đãi, những “biệt lệ” làm méo mó quan hệ thị trường...
Thực tiễn cho thấy, các DNNN đã không giữ được vị trí chủ đạo như mong muốn vì sức cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh kém, quản lý thiếu minh bạch. Vietnam Report vừa công bố 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011 (FAST 500), trong đó, 71,6% DN được thừa nhận tăng trưởng cao trong năm 2011.
Vì vậy, để tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu DNNN nói riêng, cần bắt đầu từ đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy quan trọng nhất có liên quan đến tái cơ cấu DNNN là xác định lại vai trò của nhà nước trong kinh doanh. Đã đến lúc, nhà nước nên từ bỏ vai trò làm chủ thể trong kinh doanh, tức là nhà nước không cạnh tranh với dân trong kinh doanh trên thương trường.
Một nhà nước thông minh là nhà nước tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, khuyến khích dân kinh doanh và thu thuế. Khi đó, sẽ không lo mất vốn nhà nước mà thực chất là tiền thuế của dân khi đưa vào kinh doanh, không sa vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” giữa việc quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh. Với tư duy đó, nhà nước sẽ chỉ trực tiếp quản lý những DN hoạt động không vì mục đích kinh doanh, đó là DN trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và hoạt động công ích. Số lượng những DN loại này không nhiều, do đó, không cần có tổng công ty hay tập đoàn kinh tế nhà nước mà chỉ cần một cơ chế quản lý đặc thù. Những DN khác hãy để cho các thành phần kinh tế khác kinh doanh theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
Luật gia Vũ Xuân Tiền
Nguồn:baocongthuong.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nhà nước, kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 75

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 70


Hôm nayHôm nay : 38901

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 708032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64693976