08:12 ICT Thứ năm, 10/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Dự thảo văn bản


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản phẩm chăn nuôi ra thị trường phải có truy xuất nguồn gốc?

Thứ năm - 07/12/2017 20:56
Theo dự thảo Luật Chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi bắt buộc phải có truy xuất nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới được đưa ra thị trường.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng, ngành chăn nuôi đang phát sinh nhiều hệ lụy đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thay đổi để phù hợp

Đó là thông tin được ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật Chăn nuôi tổ chức tại TP.HCM ngày 7/12. 

Dự thảo Luật Chăn nuôi  được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo và dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới. Luật này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh mới như:  Yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu.

Theo đó, dự thảo cũng quy định không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, thải loại vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt.

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI chi nhánh TP.HCM cho biết, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu. Điển hình là dư thừa sữa, thịt heo… Có những thời điểm giá thịt heo hơi rớt xuống dưới 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng đang gây không ít lo ngại khi vẫn tồn tại cách thức “rau 2 luống, lợn hai chuồng” vẫn còn tồn tại. 

Cùng với đó là tình trạng ngộ độc từ sản phẩm chăn nuôi cũng đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Ông Liêm thông tin, trong 9 tháng năm 2017, cả nước đã xảy ra 102 vụ ngộ độc thực phẩm, với gần 3.200 người bị ngộ độc. Nguy hiểm hơn là vấn đề ung thư, mỗi năm Việt Nam có tới 100.000 người tử vong do ung thư. Việt Nam cũng nằm trong số những nước có tỷ lệ người mắc ung thu cao trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ nguồn thức ăn và môi trường. Trong đó nguồn thức ăn là tác nhân quan trọng.

Những thực tế như trên cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, việc tham gia ký kết các FTA đã đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ ngành chăn nuôi trong nước trong tình hình mới, đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế. 

Theo đó, điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là quy định về việc kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn nhập khẩu. Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP và Nghị định số 39/2017/NĐ-CP có quy định phải kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu khi nhập khẩu với hai nhóm kiểm tra chính là các chỉ tiêu chất lượng và các chỉ tiêu an toàn. 

Trong dự thảo luật mới này quy định chỉ có các chỉ tiêu có khả năng gây mất an toàn như kim loại nặng, vi sinh, độc tố mới bắt buộc phải kiểm tra, còn các chỉ tiêu chất lượng là do thỏa thuận thương mại giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tự kiểm tra thông qua các hợp đồng kinh tế, Nhà nước không can thiệp để giảm, tránh phiền hà, tốn kém thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.
 

Luật sư Hoàng Văn Sơn, Trưởng Văn phòng Luật sư VNC đánh giá nhiều quy định trong dự án luật còn mang nặng tính quản lý ôm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hơn là cơ sở để các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thực hiện việc phát triển và cạnh tranh bền vững ngành chăn nuôi. Đơn cử như quy định nguồn gen giống vật nuôi sẽ do Nhà nước quản lý, ông Sơn cho rằng quy định này sẽ không khuyến khích được việc sáng tạo của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. “Hiện Nhà nước đang cổ phần hóa các tổ chức, viện nghiên cứu. Khi họ tạo được nguồn giống mới, không thể lấy lý do Nhà nước mà lấy đi quyền sở hữu của họ” – ông Sơn phát biểu. Theo đó, chủ thể nào sở hữu hợp pháp nguồn gen thì chủ thể đó sẽ có quyền đối với nguồn gen đó. Nhà nước nếu cần thì có thể trưng mua theo quy định của luật. Dự thảo cũng quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chăn nuôi. Ông Sơn cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không nên tham gia vào hoạt động này mà nên giao cho các trường Đại học chuyên ngành tổ chức đào tạo.


Theo Nguyễn Hiền/baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 22752

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 456729

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 69104345