19:35 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đừng chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

Thứ năm - 24/10/2019 23:10
Theo các chuyên gia y tế, tính đến đầu tháng 10 năm nay, dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn ghi nhận nhiều ca mắc. Người dân không nên chủ quan với bệnh mà cần thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, đề phòng muỗi đốt.
 

Thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, từ đầu tháng 10 đến nay, cơ sở này ghi nhận gia tăng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH), trung bình mỗi ngày khoảng 25 bệnh nhân nhập viện.

TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng của Bệnh viện cho biết, tại khoa đang điều trị và theo dõi cho nhiều bệnh nhân mắc SXH có dấu hiệu cảnh báo. Có gia đình 2 người, 5 người đều bị SXH phải nhập viện. 

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, năm nay đợt dịch SXH bắt đầu từ khoảng tháng 7, 8. Từ vài tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhân nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cao hơn năm ngoái, tuy chưa bằng vụ dịch năm 2017 nhưng cũng là điều đáng báo động. Hiện, mỗi ngày, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 20-25 bệnh nhân.

TS. Nguyễn Kim Thư cũng cho biết, các bệnh nhân SXH có nhiều mức độ khác nhau: Bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân SXH nặng.

“Với trường hợp bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo thì cần nhập viện điều trị và theo dõi. Các bệnh nhân thường có dấu hiệu cảnh báo từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt nên người bệnh thường chủ quan nghĩ đã khỏi bệnh. Do đó, nhân viên y tế luôn phải theo dõi sát sao bệnh nhân hàng ngày, tiến hành xét nghiệm công thức máu cũng như theo dõi tình trạng bệnh nhân để xử lý kịp thời nếu người bệnh có diễn biến nặng”, TS. Thư chia sẻ.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cũng cho thấy, tính đến hết tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc bệnh SXH, không ghi nhận ca tử vong. Số người mắc bệnh SXH có xu hướng gia tăng trong hai tháng gần đây. Trong đó, vào những tuần của tháng 9, mỗi tuần đều ghi nhận trên 400 trường hợp mắc mới. Bệnh nhân có ở 465/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 79%).

Một số xã, phường ghi nhận nhều bệnh nhân hoặc ổ dịch phức tạp kéo dài, quy mô như Tiền Phong (Thường Tín), Mễ Trì, Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm), Phương Trung (Thanh Oai), Tân Triều, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Minh Khai (Bắc Từ Liêm), Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), Đại Kim (Hoàng Mai), Sơn Đồng, Kim Chung (Hoài Đức), thị trấn Phùng (Đan Phượng).

Dự báo những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết thất thường, số trường hợp mắc bệnh có thể tăng đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10, 11.

Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt hay khu vực có nhiều bãi đất trống… cũng tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu người dân có những dấu hiệu sau đây nên tới bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, vì đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như: Chảy máu, chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo; nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng nên đến bệnh viện để được xử trí hiệu quả hơn. Tỉ lệ biến chứng nặng của SXH khá nhỏ. Đa phần bệnh SXH được bác sĩ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà, chỉ nhập viện khi có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng.

Theo Hiền Minh/Chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 82

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 80


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980376

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59988699