23:03 EDT Thứ hai, 14/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất thịt bò BBB tại Hà Nội: Phát triển theo chuỗi giá trị

Thứ năm - 09/02/2017 21:08
Hà Nội đang là địa phương đi đầu cả nước về chăn nuôi bò thịt BBB. Tuy nhiên, để thịt bò cao sản này chiếm lĩnh được thị trường Thủ đô thì DN, người chăn nuôi phải thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Hiệu quả cao
Ba Vì là một trong những huyện triển khai dự án chăn nuôi bò BBB từ khá sớm. Trong giai đoạn 2012 – 2015, toàn huyện đã phối giống được hơn 5.000 bò cái nền và kết quả có hơn 4.000 bê sinh ra. Riêng năm 2016, số bê được sinh ra là 4.900 con. Ông Nguyễn Đình Dần – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, qua quá trình triển khai mô hình trong thực tế, bê lai F1 BBB sinh ra nuôi trong vòng 6 tháng cho lãi trung bình 6 triệu đồng/con. Do đó, việc lai tạo giống bò BBB được các xã nhiệt tình ủng hộ, người dân đánh giá có hiệu quả cao, cải thiện thu nhập gia đình. Huyện Ba Vì định hướng tiếp tục mở rộng đàn bò BBB, phấn đấu đến năm 2020 phát triển đàn bò hướng nạc lên hơn 40.000 con.
Tương tự, tại huyện Thanh Oai, chăn nuôi bò trên vùng đất bãi ven sông Đáy được địa phương xác định là một trong những hướng đi quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Thực hiện chương trình lai tạo đàn bò BBB từ năm 2014, đến nay, toàn huyện đã thực hiện phối giống cho gần 2.500 con bò cái nền, số bê sinh ra gần 700 con. Bà Đỗ Thị Kim Dung – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, bê lai BBB sinh ra có trọng lượng to hơn bê lai Sind và dễ nuôi, tăng trọng nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Sau khi nuôi 12 tháng, giá bán bò BBB cao hơn bê lai thông thường từ 8 – 10 triệu đồng/con.
Thống kê của Công ty CP Giống gia súc Hà Nội, đơn vị được TP giao nhiệm vụ triển khai dự án phát triển đàn bò BBB cho thấy, ngoài số bò đã tham gia dự án là hơn 35.700 con từ những năm trước, sang năm 2016, dự án đã tiếp tục bình tuyển bổ sung đàn bò cái nền thêm gần 3.000 con. Đến nay, số bê F1 sinh ra của toàn dự án là 38.970 con. Khối lượng bê sơ sinh bình quân 29,5kg/con. Giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB làm ra ước đạt trên 700 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm.
Hoàn thiện quy trình
Chăn nuôi bò BBB đang là hướng đi quan trọng cho thu nhập cao ở khu vực ngoại thành. Bên cạnh đó, với khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm thịt bò nhập khẩu, mô hình nuôi bò BBB của Hà Nội đã được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) chọn làm điểm để nhân rộng, chuyển giao công nghệ lai tạo cho các tỉnh, TP trên cả nước. Thực tế những năm qua, Hà Nội cũng đã hợp tác, liên kết với nhiều địa phương để chuyển giao lai tạo đàn bò BBB như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hải Dương, Lâm Đồng… Thông qua đó hình thành các vùng chuyên canh bò thịt tại Hà Nội cũng như các tỉnh, cung cấp nguồn thịt bò chất lượng cao, chăn nuôi đúng quy trình cho người tiêu dùng Thủ đô. Theo các chuyên gia, để mô hình chăn nuôi bò BBB thực sự có hiệu quả cao, cần phải phát triển theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến giết mổ, chế biến và phân phối sản phẩm.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, hiệu quả của mô hình nuôi bò BBB đạt cao là sự ghi nhận nỗ lực, cố gắng lớn của ngành nông nghiệp Hà Nội. Trong đó giải quyết được 3 vấn đề lớn là thay đổi tập quán chăn nuôi, khâu kỹ thuật và tăng khối lượng sản phẩm cũng như giá trị gia tăng. Theo ông Vân, bò BBB là giống bò siêu thịt của thế giới được nhiều nước châu Âu đang dùng làm bò cao sản. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình này, Sở NN&PTNT Hà Nội cần rà soát lại các khâu kỹ thuật, dinh dưỡng, trong đó xây dựng ngay chế độ vỗ béo trong 4 tháng cuối từ 18 – 22 tháng. Đồng thời rà soát đánh giá lại mô hình, xây dựng theo chuỗi giá trị sản phẩm trong đó có sự tham gia của DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ. “Có như vậy thịt bò BBB mới chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội” – ông Vân khẳng định.
Theo Thiên Tú/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 49045

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 743904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 69391520