13:34 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Huyện Lộc Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành lập Thị trấn Lộc Hà - Niềm mong đợi của người dân

Thứ hai - 30/09/2019 05:31
Huyện Lộc Hà được thành lập năm 2007 theo Nghị định số 20/2007/NĐ-CP của Chính Phủ. Một vùng đồng bằng ven biển rộng lớn phía Đông Bắc huyện Thạch Hà và phía Đông huyện Can Lộc, bao gồm 13 xã được sát nhập gắn kết trong một đơn vị hành chính này. Với lợi thế về vị trí địa lý, địa chính trị, điều kiện tự nhiên, quỹ đất xây dựng, có hệ thống giao thông phát triển ... xã Thạch Bằng được chọn làm nơi "đóng đô" của trung tâm hành chính huyện và một số cơ quan cấp tỉnh. Ngay từ khi thành lập, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh đã xác định Chiến lược phát triển của huyện đến năm 2020 tầm nhìn 2030, theo đó trọng tâm là phát triển thương mại du lịch dịch vụ gắn với du lịch biển. Năm 2008 UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng trung tâm huyện Lộc Hà; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm huyện lỵ Lộc Hà… và sớm có chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển xã Thạch Bằng trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Lộc Hà, là đô thị hiện đại ven biển nhằm khai thác tối đa lợi thế về phát triển du lịch và khai thác tiềm năng về biển.
Thành lập Thị trấn Lộc Hà - Niềm mong đợi của người dân

Thành lập Thị trấn Lộc Hà - Niềm mong đợi của người dân

Trung tâm huyện Lộc Hà  được lựa chọn đặt tại xã Thạch Bằng bởi đây là vùng đất có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Địa danh Thạch Bằng xuất hiện từ thời Tiền Lê - là miền quê trù phú sơn thủy hữu tình. Con người Thạch Bằng có đức tính cần cù, chịu khó, hiếu học, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường.  Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Thạch Bằng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu. Đáng kể là nhờ bước tiến trong các phong trào xây dựng nông thôn mới nên các cộng đồng dân cư ngày càng văn minh trong cuộc sống, hiện đại trong kết cấu hạ tầng, nhà cửa. Hơn 96% hộ dân của xã Thạch Bằng có nhà kiên cố, phương tiện nghe - nhìn; mức hưởng thụ văn hóa ngày càng cao, nếp sống văn minh đã hòa nhập vào các cộng đồng thôn xóm.

 Bức tranh nổi bật của huyện Lộc Hà hôm nay chính là hạ tầng kỹ thuật đô thị. Từ khi thành lập đến nay đã huy động hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách các cấp và từ nguồn lực xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật hạ tầng. Mạng lưới giao thông tỏa khắp, nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng đã được đầu tư xây dựng kiên cố hiện đại. Quốc lộ 281 - con đường chiến lược ven biển nối liền với quê hương Nguyễn Du; Tỉnh lộ 9, xuyên qua trung tâm đến với xã Thạch Kim, Tỉnh lộ 549, tuyến đường 22 - 12 nối liền với Đồng Lộc huyện Can Lộc. Riêng khu vực nội đô, các tuyến đường rộng 70m,  45m nối Trung tâm huyện với Tỉnh lộ 9, Quốc lộ 281 và trục 22 tháng 12 nối liền biển Xuân Hải tạo thành điểm nhấn cho trung tâm huyện ly. Hệ thống đường xương cá,  liên thôn liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%, phong quang, rộng rãi, thuận tiện, phủ ánh sáng văn minh lên khắp các khu dân cư.

Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, tấp nập, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh phong phú, mặt hàng đa dạng. Từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các nhà hàng đại lý lớn hay các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần đều có mặt góp phần làm cho bức tranh đô thị thêm tươi vui, sống động. Thị trường sẵn sàng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hệ thống trường học, y tế được quan tâm đầu tư và chú trọng nâng cao chất lượng.  Cơ sở vật chất của các trường học mầm non, tiểu học, THCS, Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên khang trang, kiên cố, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạyTất cả trường học trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia. Trung tâm Y tế Dự phòng huyện được đầu tư quy mô lớn, Bệnh viện Đa khoa đã được xây dựng khang trang với quy mô 140 giường bệnh với trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh, trong đó có những thiết bị hiện đại  căn bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên rõ rệt, giảm thiểu tình trạng vượt tuyến không cần thiết. Trạm y tế xã Thạch Bằng cũng được đầu tư chăm lo, đạt chuẩn về cơ sở vật chất, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nằm trong tốp trạm y tế xuất sắc của huyện nhà.

Điều đáng ghi nhận là Trung tâm huyên lỵ mới chứa trong mình một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, bao gồm hệ thống di tích, miếu mạo, đền chùa cổ kính minh chứng bề dày tầng văn hóa.  Các thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư đồng bộ. Trung tâm văn hóa, thể dục, thể thao được quy hoạch và đầu tư lớn, đáp ứng nhu cầu giải trí, rèn luyện và tổ chức hội thi, hội diễn cho cán bộ và nhân dân. Hoạt động văn hóa thể thao ở trung tâm huyện khá sôi nổi, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa – đô thị văn minh" phát triển mạnh. 10/10 nhà văn hóa thôn khang trang, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo phục vụ sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Nhiều làng văn hóa, gia đình văn hóa trở thành điểm sáng của tỉnh.

Hiện nay, với chính sách mở rộng thu hút đầu tư, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đã đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi và thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp vào khai thác phát triển du lịch tại vùng đất đã được quy hoạch dọc theo 13 km bờ biển với quy mô diện tích 250 ha. Khu nghĩ dưỡng biển Cửa Sót từng được người Pháp chọn lựa, quy hoạch và xây dựng nay đã trở thành điểm hẹn du lịch hấp dẫn. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng đồng bộ: Với 30 nhà hàng ẩm thực, 5 khách sạn từ 3 sao đến 5 sao, Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Của Sót và Công viên nước lớn nhất miền Trung thu hút mỗi năm trên 300.000 lượt du khách từ trong và ngoài nước về với biển Lộc Hà… đã chuyển đổi phần lớn lao động nông nghiệp sang thương mại dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong toàn huyện.

Công tác quản lý môi trường đô thị được chú trọng. Xã đã thành lập HTX môi trường hoạt động có hiệu quả, các hộ dân ý thức được trách nhiệm việc phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho xe vận chuyển rác về bãi tập trung của huyện cách xa 15 Km. Nghĩa trang đã được xây dựng, phân lô khoa học đảm bảo cho việc chôn cất, mai táng. Một bộ phận nhân dân đã có nhận thức rõ trong việc chuyển đổi chôn cất người chết sang hỏa táng tại Đài hỏa táng công viên Vĩnh Hằng của tỉnh.

Hạ tầng điện đã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho 100% hộ dân. Khu vực xã Thạch Bằng hiện đang được cấp điện từ lưới điện Quốc gia. Lưới điện chiếu sáng được lắp đặt đồng bộ tại các các trục đường chính, đèn điện thắp sáng làng quê được các tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện đến tận thôn xóm. Đến nay, 100% hộ dân Thạch Bằng là một trong 3 xã được hưởng lợi từ Dự án nước sạch doUBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tư năm 2012 với quy mô công suất nhà máy nước 3.600 m 3 /ngày.đêm. Nhà bưu điện, viễn thông của trung tâm huyện đã có bước tiến đáng ghi nhận trong việc đảm bảo thông tin liên lạc, dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân. Cùng với lượng sách báo đáng kể thường xuyên ở các điểm bưu điện, Thư viên Yên Bình Thạch Bằng cũng như các điểm internet khác đã góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú.

Nhờ tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế đa dạng, các ngành kinh tế - xã hội phát triển mạnh; kinh tế vùng hình thành rõ nét, một số lĩnh vực, ngành nghề mới được đầu tư phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 đạt 9,25%, thu nhập bình quân 34,9 triệu đồng/người/năm; tốc độ đô thị hóa, sự phát triển kinh tế- xã hội đã làm thay đổi căn bản về cơ cấu lao động, tỷ trọng về kinh tế. Đến nay, lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp chiếm 30%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 30%; lao động dịch vụ thương mại lên tới 34%, còn lại là ngành nghề khác. Cơ cấu kinh tế theo đó từng bước chuyển dịch theo hướng giảm sản xuất nông lâm ngư, tăng dần sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ, du lịch, thương mại.

Sau hơn 12 năm thành lập, từ một vùng "đất trắng" trong điều kiện hết sức khó khăn đến nay bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân,  ngày 12 tháng 4 năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã công nhận xã Thạch Bằng là Đô thị loại V tại Quyết định số 1083/QĐ-UBND.

Tuy nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Thạch Bằng cũng đang đặt ra những bài toán mới trước yêu cầu, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Do vậy việc  thành lập thị trấn huyện, gắn liền với sự ra đời của chính quyền đô thị sẽ đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý của bộ máy, nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của địa phương, phù hợp sự phát triển nhanh chóng của đô thị. Là bước đi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt nhất là đảm đượng nhiệm vụ trung tâm hành chính  của huyện, vai trò vùng đệm, khu hậu cần và là nơi trung chuyển nông hải sản lớn cho trung tâm tỉnh lỵ và các khu công nghiệp, nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh biển.

 Với quy mô dân số gần 10.000 nhân khẩu, tiêu chuẩn này phù hợp với quy định tại Điều 9, Nghị quyêt 1211 của UBTV Quốc hội. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, thị trấn huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 01 đơn vị hành chính cùng cấp, không làm tăng đơn vị hành chính thì không không áp dụng tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên vì vậy với diện tích tự nhiên là 9,39km 2, tiêu chuẩn diện tích của xã Thạch Bằng đã đạt so với quy định.Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định: xã thạch Bằng đảm bảo cân đối thu - chi đủ. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 03 năm (2016, 2017, 2018) đạt 6,70%, nhỏ hơn mức bình quân chung 3 năm của huyện Lộc Hà là 7,29%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 71,65%, cao hơn mức quy định từ 65% trở lên. Như vậy, xã Thạch Bằng đã hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để thành lập thị trấn thuộc huyện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Thị trấn huyện Lộc Hà ra đời không chỉ là nhu cầu khách quan, mà còn là việc bảo đảm lợi ích chung của Quốc gia, sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, tỉnh; tạo điều kiện xây dựng, củng cố tốt hơn về quốc phòng, an ninh; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của các địa phương, là tiền đề đáp ứng với yêu cầu phát triển của Thành phố biển tương lai. Đồng thời đáp ứng tâm tư, nguyện vọng thiết tha của Nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Phương Loan/http://locha.hatinh.gov.vn                    

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 764500

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59772823