21:13 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Huyện Vũ Quang


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Nuôi theo VietGAP giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm mật ong Vũ Quang

Thứ ba - 28/05/2019 06:11
Với mục đích áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nuôi ong, từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng vùng nuôi ong lấy mật theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu. Đây là mô hình nuôi ong đòi hỏi phải tuân thủ các quy chuẩn khắt khe nhưng lại tăng năng suất, sản lượng và có giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Thìn là hội viên Hội Nuôi ong xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang. Ông đã có thâm niên nhiều năm gắn bó với nghề nuôi ong. Trước đây chỉ khi nào chuẩn bị khai thác mật thì ông mới mở thùng ong để kiểm tra cầu ong đạt trữ lượng mật như thế nào. Có những lúc thùng ong không có mật hoặc mật ít đã gây ra những xáo trộn, bởi khi đó khai thác thì không được bao nhiêu mà đóng lại để nuôi tiếp thì đàn ong sẽ không còn chịu làm tổ. Để khắc phục tình trạng này, các thùng ong của gia đình giờ đây đều được đánh số hiệu riêng, giúp ông Thìn không bị nhầm lẫn trong quá trình chăm sóc cho khoảng 40 đàn ong của mình. Hàng ngày, ông Thìn phải kiểm tra, quan sát đàn ong kỹ lưỡng và ghi chép cẩn thận những thông tin về sự thay đổi của từng đàn. Đây chính là một điểm khác biệt của mô hình nuôi ong VietGAP so với mô hình nuôi ong truyền thống. Đã gần 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong nhưng chỉ đến năm nay, ông Thìn mới áp dụng nuôi ong VietGAP.

Ông Thìn chia sẻ: "Việc ghi chép giúp cho ông nắm bắt được quy luật hút mật của đàn ong, tránh được việc hút phải phấn hoa có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Điều này giúp hạn chế được 2 nguy cơ, đó là tránh cho mật bị nhiễm thuốc, đồng thời tránh cho ong bị nhiễm độc chết". Chính vì vậy, khâu chọn địa điểm để đặt đàn được ông Thìn hết sức chú trọng. Từ 40 đàn ong, năm nay gia đình ông đã thu hơn 400 lít mật, mang lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Nhằm giúp người nuôi ong huyện Vũ Quang áp dụng quy trình nuôi tốt, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Ong và Dịch vụ nông nghiệp huyện Vũ Quang lựa chọn 147 hộ để triển khai mô hình nuôi VietGAP tại các xã: Ân Phú, Đức Giang, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Sơn Thọ và Thị trấn Vũ Quang. Các hộ thực hiện mô hình sẽ phải để các thùng ong ở gần nguồn thức ăn, nước sạch, bóng râm và xa nguồn ô nhiễm về chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, khu vực phun thuốc trừ sâu, kho chứa chất trừ sâu, đặc biệt đảm bảo không bị phá hoại hay bị súc vật tấn công, không nguy hiểm do hỏa hoạn và lũ lụt.

Ông Đậu Khắc Mạnh, Phó Giám đốc HTX Nuôi ong xã Ân Phú, huyện Vũ Quang cho biết: "Việc áp dụng đúng quy trình chăn nuôi ong lấy mật theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người nuôi ong giảm được chi phí sản xuất như: giảm chi phí mua thức ăn bổ sung, chi phí sử dụng thuốc thú y, giảm tỷ lệ ong bốc bay, từ đó làm tăng sản lượng mật, đồng thời mật ong cũng đảm bảo chất lượng hơn".

Hiện nay, toàn huyện Vũ Quang có khoảng 600 hộ nuôi với tổng số trên 5.000 đàn ong mật. Để tăng tính cộng đồng trong nuôi ong và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, huyện Vũ Quang đã thành lập 5 tổ hợp tác (THT) và 7 HTX nuôi ong với 222 thành viên... Mật ong Vũ Quang có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tiếp tục khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, vừa qua Liên minh HTX Ong và Dịch vụ Nông nghiệp Vũ Quang đã ra đời, trên cơ sở hợp nhất các THT và HTX nuôi ong ở các xã trong huyện. Năm 2018, Liên minh HTX đã đầu tư  hệ thống thiết bị hiện đại để hỗ trợ quá trình chế biến sản phẩm, trong đó việc đầu tư máy đo thuỷ phần trong mật là điều kiện nâng cao chất lượng mật ong sau chế biến.

Mật ong Vũ Quang đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP

Qua gần một năm triển khai mô hình nuôi ong theo hướng VietGAP, các chỉ số kim loại (A-sen, Ca-đi-mi, chì.. ) trong mẫu đất, mẫu nước vùng nuôi ong và mẫu mật ong đều nằm ở ngưỡng cho phép. Ngày 15/9/2018, sản phẩm mật ong của Liên minh HTX đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây sẽ mang lại niềm tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường ổn định.

"Qua việc tham gia mô hình nuôi ong theo hướng VietGAP đã giúp người dân áp dụng quy trình nuôi tốt vào thực tế sản xuất, làm cho đàn ong sinh trưởng mạnh, ít dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng của mật ong, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong. Có thể nói rằng, với tiềm năng và thế mạnh riêng, với sự nỗ lực và tuân thủ quy trình của người nuôi, mật ong Vũ Quang xứng đáng để xây dựng thành sản phẩm chủ lực và phát triển trên quy mô lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường"- ông Dương Thế Đạt, Giám đốc Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang khẳng định thêm./.

Theo Nguyễn Hoàn/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi ong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 728340

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59736663